Khám tiền hôn nhân là gì? NLĐ có bắt buộc phải khám tiền hôn nhân khi kết hôn?
Khám tiền hôn nhân là gì? Người lao động (NLĐ) có bắt buộc phải khám tiền hôn nhân trước khi kết hôn? Theo quy định hiện hành, muốn kết hôn cần đáp ứng những điều kiện gì?
1. Khám tiền hôn nhân là gì và NLĐ có bắt buộc phải khám tiền hôn nhân khi kết hôn?
1.1. Khám tiền hôn nhân là gì?
Để hiểu khám tiền hôn nhân là gì sẽ căn cứ khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Quyết định 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 thì:
(i) Tiền hôn nhân là thời gian từ lúc một người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình (bao gồm cả những người vị thành niên chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản).
(ii) Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân là một loại hình tư vấn đặc biệt cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe, hỗ trợ thay đổi hành vi, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững, nâng cao chất lượng giống nòi.
(iii) Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám sức khỏe tổng thể và khám cơ quan sinh sản của nam và nữ.
- Khám sức khỏe tổng thể nhằm phát hiện ra bệnh, tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời như bệnh viêm gan B, HIV, hay các bệnh di truyền, bệnh tim, bệnh về đường tình dục...
- Khám cơ quan sinh sản nhằm phát hiện những bất thường về cấu tạo giải phẫu cũng như chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục; các bệnh viêm nhiễm, các bệnh LTQĐTD.
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024 |
File Excel tính còn bao nhiêu ngày nữa tới các dịp nghỉ Lễ, Tết |
1.2. NLĐ có bắt buộc phải khám tiền hôn nhân khi kết hôn?
Về việc trước khi kết hôn, NLĐ có bắt buộc phải khám tiền hôn nhân hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những điều kiện NLĐ cần phải đáp ứng khi kết hôn bao gồm:
(i) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
(ii) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
(iii) Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
(iv) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể là:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Lưu ý, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Quyết định 25/QĐ-BYT quy định về việc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cần đảm bảo 03 nguyên tắc sau:
(i) Tự nguyện.
(ii) Tôn trọng nhân thân và bảo đảm bí mật riêng tư.
(iii) Phù hợp với pháp luật hiện hành.
Như vậy, theo những quy định nêu trên thì pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định bắt buộc về việc phải khám tiền hôn nhân khi kết hôn. Việc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân phải đảm bảo thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
Khám tiền hôn nhân là gì và NLĐ có bắt buộc phải khám tiền hôn nhân khi kết hôn
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
2. Đăng ký kết hôn như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại nội dung này thì không có giá trị pháp lý.
Lưu ý, đối với vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký kết hôn như sau:
Cơ quan có thẩm quyềnthực hiện đăng ký
Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
Hồ sơ đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
(i) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung.
(ii) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng.
(iii) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Thời hạn đăng ký kết hôn
(i) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
(ii) Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
Lưu ý: Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.