Có được kinh doanh thực phẩm đã tự công bố nhưng chưa nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước không?

24/09/2024 17:03

Có bắt buộc phải nộp bản tự công bố cho cơ quan nhà nước hay không? Có được kinh doanh thực phẩm mà doanh nghiệp đã tiến hành tự công bố nhưng chưa nộp cho cơ quan nhà nước?

1. Có được kinh doanh thực phẩm đã tự công bố nhưng chưa nộp cho cơ quan nhà nước không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 và khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP), việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

(i) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.

Lưu ý: Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.

Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).

(ii) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Như vậy, không bắt buộc phải nộp bản tự công bố cho cơ quan nhà nước. Tổ chức cá nhân chỉ phải nộp bản tự công bố cho cơ quan nhà trước trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.

Do đó, được kinh doanh thực phẩm mà doanh nghiệp đã tiến hành tự công bố theo trình tự được quy định như trên nhưng chưa nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)

kinh doanh thực phẩm

Doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp bản tự công bố cho cơ quan nhà nước

(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Kinh doanh sản phẩm thuộc diện tự công bố nhưng không thực hiện công bố bị xử phạt như thế nào?

Tổ chức cá nhân kinh doanh sản phẩm thuộc diện tự công bố nhưng không thực hiện công bố theo quy định có thể bị xử phạt đối với các hành vi sau:

(i) Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

- Không công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

(ii) Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật. Đồng thời đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng, thu hồi thực phẩm, thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

(Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1, điểm a khoản 4, khoản 5, điểm a, điểm b khoản 6 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP)

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt nêu trên (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

3. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

(i) theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

(ii) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).