Hướng dẫn trực đảm bảo giao thông khi có tai nạn giao thông
Bài viết sau có nội dung về việc trực đảm bảo giao thông khi có tai nạn giao thông được quy định trong Thông tư 37/2018/TT-BGTVT.
Hướng dẫn trực đảm bảo giao thông khi có tai nạn giao thông (Hình từ Internet)
Hướng dẫn trực đảm bảo giao thông khi có tai nạn giao thông
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT thì việc trực đảm bảo giao thông khi có tai nạn giao thông được thực hiện như sau:
- Trực đảm bảo giao thông phải được thực hiện trong các trường hợp: khi xảy ra sự cố, sạt lở, hư hỏng công trình và các dấu hiệu bất thường khác dẫn đến không bảo đảm an toàn giao thông, an toàn khai thác, sử dụng; ùn tắc giao thông; thi công xây dựng và sửa chữa trên đường bộ đang khai thác.
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức trực đảm bảo giao thông; kiểm tra nhà thầu quản lý, bảo dưỡng công trình đường bộ thực hiện công tác đảm bảo giao thông.
- Đối với công trình đường bộ vừa thi công vừa khai thác, ngoài việc thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT như sau: Đối với công trình đường bộ vừa thi công vừa khai thác, chủ đầu tư và nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông an toàn theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
Thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm trực đảm bảo giao thông đối với các đoạn đường đang thi công có mặt đường bị thắt hẹp; các đoạn sử dụng đường tránh, cầu tạm, đường tràn và ngầm; các vị trí nguy hiểm và ùn tắc giao thông.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức trực đảm bảo giao thông của các tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 16 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT.
Ngoài ra, khi có tai nạn giao thông thì việc đếm xe được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT như sau:
- Việc đếm xe hàng năm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt, kế hoạch bảo trì hàng năm hoặc khi có yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải đối với hệ thống đường trung ương, yêu cầu của chính quyền địa phương đối với các tuyến đường do địa phương quản lý. Số lần đếm xe không ít hơn 06 tháng/lần; phân loại xe để đếm theo tiêu chuẩn thiết kế đường bộ.
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng đường bộ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện điểm c khoản 3 Điều 16 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT; tổng hợp, lưu giữ số liệu đếm xe trên các tuyến đường trong phạm vi quản lý; báo cáo kết quả đếm xe cho cơ quan cấp trên trực tiếp.
- Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc: đếm xe trên đường bộ; lập sổ theo dõi số phương tiện tham gia giao thông đi trên từng chuyến phà, số chuyến phà trong ngày, tháng, quý và năm; báo cáo kết quả đếm xe cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng đường bộ.
- Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức đếm xe đối với tuyến đường được giao quản lý khai thác theo nội dung quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, báo cáo kết quả đếm xe cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án, cơ quan quản lý đường bộ.