Không đóng BHXH, người lao động có được thay thế quyền lợi khác?
Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có được thay thế bằng quyền lợi nào khác hay không?
1. Không đóng BHXH, người lao động có được thay thế quyền lợi khác?
Căn cứ khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, người lao động không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc được trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức công ty đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024 |
File Excel tínhtiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động |
Không đóng BHXH, người lao động được trả thêm lương một khoản tiền tương đương tiền đóng bảo hiểm (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
2. Đối tượng nào được trả thêm lương thay cho tiền đóng BHXH bắt buộc?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, đối tượng được trả thêm lương thay tiền đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
(i) Người giúp việc gia đình làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại điểm 1.1 và 1.2 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc các trường hợp:
(ii) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng.
(iii) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP.
(iv) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
(v) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010.
(vi) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định 142/2008/QĐ-TTg; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg; Quyết định 53/2010/QĐ-TTg; Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
3. Người lao động thỏa thuận không đóng BHXH bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Như vậy, người lao động thỏa thuận không đóng BHXH có thể bị phạt từ 500.000 đến 01 triệu đồng.
Công ty không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHXH cho người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH. Ngoài ra công ty có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn đóng BHXH.
Xem chi tiết tại bài viết:
Trốn đóng BHXH là gì? Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 bị xử phạt như thế nào?
Thay đổi về lãi suất chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025
Điều 4. Các chế độ BHXH – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: a) Ốm đau; b) Thai sản; c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Hưu trí; đ) Tử tuất. 2. BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: a) Hưu trí; b) Tử tuất. 3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định. Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm – Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. 3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. 5. Sử dụng quỹ BHXH, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật. 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động. 7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. 8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. |