Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương từ ngày 16/9/2024
Nội dung bài viết sau trình bày về tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương theo quy định pháp luật hiện hành từ ngày 16/9/2024.
Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương từ ngày 16/9/2024 (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 16/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, trong đó có sửa đổi quy định về tiêu chuẩn đánh giá về phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư tại Điều 46 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương từ ngày 16/9/2024
Tại Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương như sau:
- Tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương được áp dụng đối với dự án quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 115/2024/NĐ-CP. Căn cứ yêu cầu phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương, trừ dự án quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP, tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương được xây dựng trên cơ sở một trong các tiêu chuẩn sau đây:
+ Giá trị tối thiểu bằng tiền nộp ngân sách nhà nước;
+ Tỷ lệ doanh thu tối thiểu nộp ngân sách nhà nước;
+ Khung giá, giá tối đa theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
+ Số lượng tối thiểu công trình công cộng không có mục đích kinh doanh căn cứ danh mục dự án, công trình cần đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án;
+ Giá trị tối thiểu của hoạt động trợ giúp xã hội hoặc hoạt động phúc lợi xã hội khác dành cho đối tượng bảo trợ xã hội, được xác định theo giá trị bằng tiền hoặc số lượng người được hỗ trợ căn cứ danh sách đối tượng bảo trợ xã hội hoặc hoạt động trợ giúp xã hội của địa phương nơi thực hiện dự án;
+ Ngưỡng tối đa loại, mức độ độc hại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Diện tích sử dụng đất, hệ số sử dụng đất tối đa.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình năng lượng, tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương là mức trần giá điện dưới trần khung giá do Bộ Công Thương ban hành và nguyên tắc giá được thống nhất với bên mua điện theo quy định của pháp luật về điện lực trong hồ sơ mời thầu.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương là mức tối thiểu nộp ngân sách nhà nước được quy định trong hồ sơ mời thầu và được xác định như sau:
+ Trong 05 năm đầu kể từ khi dự án được đưa vào khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không, hồ sơ mời thầu không quy định mức tối thiểu nộp ngân sách nhà nước. Nhà đầu tư đề xuất mức nộp ngân sách nhà nước theo đơn vị tính quy định tại khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không tương ứng với từng dịch vụ.
Giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền được xác định căn cứ mức nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP;
+ Từ năm thứ 06 trở đi, hồ sơ mời thầu quy định mức tối thiểu nộp ngân sách nhà nước được xác định bằng giá trị trung bình của mức tối thiểu và mức tối đa trong khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không tương ứng với từng dịch vụ được công bố theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng. Nhà đầu tư đề xuất tỷ lệ tăng thêm của mức tối thiểu nộp ngân sách nhà nước.
Giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền được xác định căn cứ mức tối thiểu quy định tại hồ sơ mời thầu cộng với tỷ lệ tăng thêm mà nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu quy định tại điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP;
+ Bên mời thầu xác định tỷ trọng điểm tương ứng với các tiêu chí quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP;
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp Nhà nước thay đổi khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không, mức tối thiểu quy định tại điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP được thay đổi tương ứng theo khung giá nhượng quyền mới; tỷ lệ tăng thêm mà nhà đầu tư đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu không thay đổi.
- Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương là thời gian tối đa để nhà đầu tư bàn giao nhà ở phục vụ tái định cư theo quy định của pháp luật về nhà ở được quy định trong hồ sơ mời thầu.
- Giá trị, tỷ lệ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP độc lập với nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Việc nộp vào ngân sách nhà nước các giá trị quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP được thực hiện như sau:
+ Giá trị nộp ngân sách nhà nước được xác định căn cứ giá trị do nhà đầu tư đề xuất tại hồ sơ dự thầu;
+ Hình thức, tiến độ và thời hạn nộp giá trị quy định tại điểm a khoản 6 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP phải được quy định cụ thể tại hợp đồng.
- Đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2024/NĐ-CP, ngoài tiêu chuẩn quy định tại Điều 48 Nghị định 115/2024/NĐ-CP, hồ sơ mời thầu có thể bổ sung tiêu chuẩn quy định tại điểm d hoặc điểm đ khoản 1 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP. Trong trường hợp này, hồ sơ mời thầu phải xác định tỷ trọng tương ứng của tiêu chuẩn quy định tại điểm d hoặc điểm đ khoản 1 Điều 49 Nghị định 115/2024/NĐ-CP nhưng không quá 10% số điểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 45 Nghị định 115/2024/NĐ-CP.
- Nhà đầu tư đề xuất giá trị về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương trong hồ sơ dự thầu không thấp hơn mức tối thiểu, không cao hơn mức tối đa hoặc mức trần căn cứ tiêu chuẩn đánh giá quy định tại hồ sơ mời thầu.
Xem thêm Nghị định 115/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 16/9/2024.