GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng, "đông kín" sinh viên đến đọc sách

Tri Túc 26/09/2024 07:37

Đốt tiền” cho cuộc chơi cửa hàng tiện lợi khiến GS25 liên tục lỗ, dù doanh thu tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2021-2023, đạt trên 1.500 tỷ đồng năm 2023 (tăng 23% so với năm trước).

Trên thị trường chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay, GS25 là cái tên rất nổi tiếng dù chỉ hoạt động tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

Đây là chuỗi cửa hàng hoạt động trên mô hình của GS 25 Hàn Quốc, được đưa vào Việt Nam bởi công ty bán lẻ GS Hàn Quốc và Sơn Kim Retail, một thành viên của tập đoàn Sơn Kim.

Tính đến tháng 6/2024, chuỗi GS25 Việt Nam đã mở cửa hàng thứ 300 và đây là cửa hàng đầu tiên của họ được xây dựng với quy mô đặc biệt.

Hình ảnh quen thuộc của GS25 là những cửa hàng nhỏ dưới 100m2, một tầng, bán mang đi.

Trong khi đối thủ Circle K lâu nay nổi tiếng với mô hình kết hợp bán mang về đồng thời có chỗ ngồi tự phục vụ. Đặc biệt, với việc có thể ngồi ăn “xuyên đêm” do đây là cửa hàng tiện lợi 24/7, Circle K thu hút lượng lớn khách hàng trẻ ở độ tuổi học sinh, sinh viên.

Cửa hàng thứ 300 của GS25 rộng 392m2, gồm 2 tầng, nằm ngay mặt tiền đường Điện Biên Phủ, gần khu vực có nhiều trường đại học lớn của Tp.HCM.

Với quy mô gấp 2 đến 3 lần các cửa hàng tiện lợi thông thường, GS25 đặt đến 20 bàn trên tầng 2 để phục vụ khách hàng, kèm cả quầy tự phục vụ có lò vi sóng, bình nước nóng… và kệ sách truyện cho các bạn trẻ đọc.

GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: GS25 thứ 300 nằm ngay mặt tiền Điện Biên Phủ, khu vực có nhiều trường đại học như Hutech, Ngoại thương, Hồng Bàng...
GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Diện tích cửa hàng VN300 gấp 3 lần cửa hàng thông thường.
GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Có 3 bàn phía dưới để tự phục vụ tại chỗ.
GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Các sản phẩm nước uống mang thương hiệu GS25.
GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Lần đầu tiên cửa hàng tiện lợi có đặt 2 lò vi sóng cho khách hàng tự phục vụ, tự hâm nóng đồ ăn.
GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Tầng 2 của GS25 VN 300, có kệ sách và kê 20 bàn ăn.
GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: GS25 thứ 300 tại Điện Biên Phủ, quy mô gấp 3 lần, 2 tầng có khu bàn ăn tự phục vụ rộng rãi, tiện nghi.

Ở phía dưới, với diện tích lớn hơn, GS25 còn đặt 3 bàn đứng và Cửa hàng bánh mì xoắn – được biết đến là dự án bởi sự hợp tác giữa GS25, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn, cùng thương hiệu bánh rán & cà phê dành cho doanh nghiệp nhỏ trong nước Bontemps vừa được thành lập.

Đây là lần đầu tiên có một cửa hàng như vậy tại Việt Nam kể từ khi thỏa thuận ba bên được ký kết vào tháng 4 nhằm hỗ trợ xuất khẩu K-food. GS25 còn có quầy nước mang thương hiệu GS25 và phục vụ các món ăn đậm chất Hàn.

Ghi nhận thực tế, cửa hàng quy mô lớn của GS25 rất đông khách. Đặc biệt giờ trưa, tầng 2 không còn chỗ ngồi khi nhiều nhóm sinh viên tụ tập để học bài, làm bài tập nhóm…

GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Một cửa hàng GS25 bình thường, vẫn đặt ở các mặt tiền nhưng diện tích khá nhỏ.
GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Cửa hàng GS25 bình thường chỉ có tầng dưới.
GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Các cửa hàng GS25 bình thường thường không có quầy ăn tại chỗ.

Như vậy, sau nhiều năm, GS25 đang cho thấy sự đầu tư trở lại mạnh mẽ. Được biết đến là một trong số "em út" của thị trường khi chỉ mới xuất hiện từ năm 2018, GS25 thời gian đầu có những phát triển mạnh mẽ.

GS25 đang dẫn đầu thua lỗ với hàng trăm tỷ mỗi năm, đỉnh điểm năm 2022 mỗi ngày lỗ nửa tỷ

Đối tượng khách hàng mà cửa hàng tiện lợi GS25 hướng đến là giới trẻ, nhân viên văn phòng, những người bận rộn với công việc và cần những dịch vụ nhanh gọn và tiện lợi, do đó các sản phẩm nổi bật là nhóm thực phẩm chế biến sẵn như cơm hộp, mỳ, sanwich, đồ uống take away, trái cây, rau tươi.

GS25 từng công bố kế hoạch mở hơn 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm (có thông qua hình thức nhượng quyền). "Đốt tiền” cho cuộc chơi cửa hàng tiện lợi khiến GS25 liên tục lỗ, dù doanh thu tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2021-2023, đạt trên 1.500 tỷ đồng năm 2023 (tăng 23% so với năm trước).

Năm 2021, đơn vị này lỗ 153,5 tỷ đồng. Năm 2022, GS25 lỗ tiếp 167 tỷ đồng. Và năm 2023, thương hiệu thậm chí dẫn đầu mức lỗ so với các đối thủ với 100 tỷ đồng.

Do lỗ, vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2022 của công ty chủ quản tại Việt Nam đã giảm hơn 41% còn 191,5 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng mạnh, từ 0,42 lên 2,13 khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

GS25 học Circle K nhưng chơi lớn chưa từng có: Xây cửa hàng quy mô 400m2, có 20 bàn ăn kèm lò vi sóng,
Ảnh: Đỉnh điểm năm 2022, GS25 quân bình mỗi ngày lỗ nửa tỷ đồng.

Thực tế, thị trường chuỗi bán lẻ luôn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi hầu hết các bên đều thua lỗ.

Được hậu thuẫn bởi 2 “ông lớn” là GS Retail Hàn Quốc và Sơn Kim của Việt Nam

GS25 là một thương hiệu cửa hàng tiện lợi của Tập đoàn GS Retail Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1990. Chữ GS25 được viết tắt từ tên của tập đoàn GS Retail Hàn Quốc và con số 25 mang ý nghĩa 24 giờ + 1 giờ cho sự tận tâm phục vụ = 25. Đến tháng 1/2019, GS25 đã trở thành thương hiệu cửa hàng tiện lợi số một với hệ thống 14.000 cửa hàng, thông tin theo giới thiệu trên website của công ty.

Đầu năm 2018, GS25 ra mắt tại thị trường Việt Nam, thông qua liên doanh giữa Tập đoàn GS Retail Hàn Quốc và Tập đoàn Sơn Kim. Cụ thể, CVS Holdings là công ty con do Sơn Kim Retail - một đơn vị thuộc Tập đoàn Sơn Kim nắm 99% cổ phần – đã góp 70% vốn vào Công ty TNHH liên doanh GS Retail Việt Nam. Đây là công ty sở hữu Công ty TNHH GS 25 Việt Nam - đơn vị sở hữu và vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi GS25.

Theo thỏa thuận, Tập đoàn GS Retail nắm 30% trong liên doanh, Sơn Kim nắm 70%. GS Retail sẽ cung cấp cho liên doanh các quyền sử dụng nhãn hiệu, kinh nghiệm quản lý và vận hành chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đổi lại, liên doanh sẽ trả tiền bản quyền và lợi tức bán lẻ cho GS Retail phần lợi tức tương ứng với số cổ phần 30%.

Về Sơn Kim, một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực tại Việt Nam, gồm bất động sản (Sơn Kim Land), kinh doanh thương mại, dịch vụ, ăn uống, nhà hàng (Sơn Kim Retail), dược phẩm (Nanogen-Bio), thiết kế nội thất (Duy Quân), trà - cà phê (Golden Moutain), sản xuất hàng thời trang (VERA), bán hàng online, kênh truyền hình (GS.SHOP).

Trong hệ sinh thái của Sơn Kim, đáng chú ý là Sơn Kim Land chọn ngách bất động sản hạng sang phiên bản giới hạn. Ngoài ra, Sơn Kim Land còn kinh doanh trong mảng khách sạn, văn phòng.

Về mảng thời trang, Sơn Kim đang là doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thời trang với các thương hiệu như Vera, Jockey, Dickies...

Cuối cùng, tại mảng F&B, doanh nghiệp kín tiếng này đang sở hữu vài nhà hàng cao cấp đồng thời nhượng quyền thương hiệu ẩm thực Nhật Watami.

Tri Túc