Ăn lựu đừng bỏ vỏ

29/09/2024 11:04

Vỏ quả lựu có nhiều công dụng không chỉ đối với sức khỏe mà còn giải quyết không ít việc trong gia đình, chẳng hạn như đuổi côn trùng, bón cây, khử mùi tủ lạnh...

Tác dụng làm bài thuốc từ vỏ lựu

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội thì Vỏ quả lựu chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin, có vị chua, chát, tính ấm; tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng, trị tiêu chảy và lỵ ra huyết, tiểu ra máu, băng huyết , bạch đới, thoát giang, đau bụng giun.

photo-1694148170173

Vỏ quả lựu tươi có tác dụng chữa mẩn ngứa do nhiệt.

Bên cạnh đó, vỏ quả lựu cho vị thuốc thạch lựu bì vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.

Đông y truyền thống thường dùng thạch lựu bì chữa kiết lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, trĩ, hoạt dinh, băng lậu, đới hạ, đau bụng do giun, lở ngứa ngoài da.

Hiện tại, khi kết hợp Đông - Tây y trong điều trị, thạch lựu bì thường được sử dụng để chữa viêm kết tràng mạn tính, lỵ nhiễm khuẩn mạn tính, lỵ amip, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết tử cung ...

Vỏ thân lựu chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn vỏ rễ . Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Tác dụng khác của vỏ lựu trong cuộc sống

Khử mùi tủ lạnh

5 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa từ vỏ quả lựu - Ảnh 4.
Khử mùi tủ lạnh là một công dụng của vỏ quả lựu. (Ảnh: Sohu)

Nhiều loại thức ăn để trong tủ lạnh sẽ gây ra những mùi khó chịu, mùi này có thể ám vào các loại thực phẩm khiến món ăn bị mất đi hương vị ban đầu. Có nhiều sản phẩm bày bán sẵn ở các siêu thị giúp khử mùi tủ lạnh, tuy nhiên nếu có sẵn vỏ quả lựu, bạn nên tận dụng nó, cho vào tủ lạnh. Trong vòng 2 ngày, vỏ lựu sẽ giúp bạn hấp thụ hết mùi hôi trong đó.

Lý do là chất tanin trong vỏ lựu có tác dụng ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn và khiến vi khuẩn suy yếu dần.

Đuổi côn trùng

5 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa từ vỏ quả lựu - Ảnh 5.
Cắt nhỏ vỏ lựu để góc nhà để ngăn côn trùng. (Ảnh: Sohu)

Đây là một công dụng tuyệt vời của vỏ quả lựu. Thời tiết ẩm ướt dễ sinh ra một số côn trùng gây hại như gián, muỗi, ruồi... Thay vì sử dụng hóa chất để diệt côn trùng, bạn có thể để vỏ lựu ở các góc mà chúng hay xuất hiện. Côn trùng rất sợ mùi vỏ lựu nên sẽ nhanh chóng biến khỏi nhà bạn. Lưu ý, cần thay vỏ lựu 2-3 ngày một lần vì khi khô, nó sẽ mất dần tác dụng.

Giảm ngứa do côn trùng đốt

5 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa từ vỏ quả lựu - Ảnh 6.
Vỏ lựu giúp trị vết ngứa rất tốt. (Ảnh: Sohu)

Nếu bị muỗi hoặc côn trùng cắn mà không sẵn thuốc bôi, bạn có thể lấy vỏ lựu chà nhiều lần quanh vùng da bị muỗi đốt. Phần nước của vỏ lựu có tính kiềm, trong khi hầu hết các vết côn trùng cắn đều có tính axit. Việc trung hòa axit - bazơ sẽ làm giảm triệu chứng ngứa nhanh chóng.

Bên cạnh đó, vỏ lựu còn có tác dụng diệt khuẩn nên giúp đẩy nhanh quá trình làm lành, phục hồi da.

Làm phân bón

5 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa từ vỏ quả lựu - Ảnh 7.
Làm phân bón - một công dụng của vỏ quả lựu. (Ảnh: Sohu)

Vỏ quả lựu chứa các chất kali, magie, sắt, selen, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác, rất phù hợp làm phân bón cho cây. Bạn có thể ngâm vỏ lựu vào một chai nước trong vòng 1 tuần, sau đó sử dụng nước này để tưới cho rau và cây, giúp cây nhanh phát triển.

Nếu trong nhà có bồn cây, bạn cũng có thể chôn trực tiếp vỏ lựu xuống đất giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất. Bằng cách này, cây sẽ phát triển tốt mà không cần phải bón phân.