Doanh nghiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động văn phòng của doanh nghiệp được xử lý như thế nào? Có phải phân loại trước khi chuyển giao như hộ gia đình không?
1. Doanh nghiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
1.1. Đối với doanh nghiệp có phát sinh chất thải từ sinh hoạt dưới 300kg/ngày
Căn cứ khoản 3 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020, khoản 1 Điều 58 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng nhỏ (dưới 300 kg/ngày) được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 hoặc quản lý theo quy định tại Mục 1.2. Cụ thể như sau:
(i) Phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo nguyên tắc như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.
- Chất thải thực phẩm.
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
(ii) Doanh nghiệp ở đô thị chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản (i) Mục này vào các bao bì để chuyển giao như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
(iii) Doanh nghiệp ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản (i) Mục này thực hiện quản lý như sau:
- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải thực phẩm không làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
File Word Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 12/09/2024] |
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại doanh nghiệp (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
1.2. Doanh nghiệp có phát sinh chất thải sinh hoạt khối lượng lớn
Căn cứ khoản 4 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 2 Điều 58 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng lớn (trên 300kg/ngày) phải chuyển giao cho cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải có chức năng phù hợp hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển có phương tiện, thiết bị phù hợp để vận chuyển đến cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn có chức năng phù hợp. Cụ thể chuyển giao cho các đối tượng sau:
(i) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
(ii) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại khoản (i) Mục này nhưng có hợp đồng chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
(iii) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại khoản (i) Mục này nhưng có hợp đồng chuyển giao với cơ sở tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định tại khoản (iv) Mục này.
(iv) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
(v) Cơ sở xử lý do chính quyền địa phương lựa chọn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong trường hợp này phải bằng phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(vi) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc sản xuất phân bón phù hợp đối với chất thải thực phẩm.
3. Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt được quy định cụ thể tại Công văn 9368/BTNMT-KSONMT năm 2023.