Mẫu minh họa việc tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Công văn 5636)

02/10/2024 13:45

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung mẫu minh họa việc tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Công văn 5636)

Mẫu minh họa việc tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Công văn 5636)

Mẫu minh họa việc tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Công văn 5636) (Hình từ internet)

Mẫu minh họa việc tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Công văn 5636)

Mẫu minh họa việc tổ chức thực hiện chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH năm 2023:

Phụ lục 3​

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

- Phân công giáo viên: Phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp giữa năng lực và chuyên môn của giáo viên với nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đảm nhiệm; ưu tiên phân công giáo viên phụ trách theo từng chủ đề để thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, hướng dẫn và đánh giá học sinh trong quá trình trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chủ đề đó.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục: Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng theo từng chủ đề; giáo viên được phân công đảm nhận chủ đề tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động, tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành trải nghiệm theo yêu cầu của chương trình và tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện (tham khảo kế hoạch tổ chức thực hiện một chủ đề tại Phụ lục 3). Việc xây dựng thời khóa biểu bảo đảm sự linh hoạt (không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần, không bắt buộc thực hiện lần lượt các chủ đề theo trình tự trong sách giáo khoa) sao cho mỗi chủ đề được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian phù hợp với kế hoạch của giáo viên trong thời gian đó.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá:

Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, phương pháp và hình thức trải nghiệm trước khi thực hiện hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chủ đề. Đối với việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, rèn luyện và vận dụng theo nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động đã được hướng dẫn với yêu cầu cụ thể về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành. Quá trình trải nghiệm có thể là hoạt động của cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, ở các không gian khác nhau trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường tùy theo nội dung và tính chất của hoạt động. Trong quá trình học sinh thực hành trải nghiệm, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện của học sinh.

Đối với đánh giá thường xuyên, giáo viên được phân công phụ trách chủ đề nào thực hiện đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở mỗi lớp để phối hợp với các giáo viên được phân công tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở lớp đó thống nhất kết quả đánh giá thường xuyên, tổng hợp kết quả, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ. Nội dung đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng thực hiện chương trình đến thời điểm đánh giá. Các giáo viên được phân công thống nhất về nội dung và yêu cầu đánh giá định kì, trong đó xác định cụ thể các tiêu chí đánh giá để đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình; chú trọng đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động trải nghiệm của học sinh.