Thời hạn cấp lại giấy phép kinh doanh của Sở Công Thương khi doanh nghiệp đổi tên là bao lâu?
Hiện nay, thời hạn cấp lại giấy phép kinh doanh của Sở Công Thương khi doanh nghiệp đổi tên là bao lâu? Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh được quy định như thế nào?
1. Thời hạn cấp lại giấy phép kinh doanh của Sở Công Thương khi doanh nghiệp đổi tên là bao lâu?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, hồ sơ gửi trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Lưu ý: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép.
Như vậy, thời hạn cấp lại giấy phép kinh doanh của Sở Công Thương khi doanh nghiệp đổi tên là 10 ngày.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Thời hạn cấp lại giấy phép kinh doanh của Sở Công Thương khi doanh nghiệp đổi tên
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
Căn cứ Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh được quy định như sau:
(i) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
(ii) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Điều kiện quy định tại gạch đầu dòng thứ hai và thứ ba khoản (i) Mục này.
- Đáp ứng tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động.
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước.
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
(iii) Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản (ii) Mục này.
(iv) Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí
- Điều kiện quy định tại khoản (ii) mục này.
- Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
+ Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam.
+ Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
- Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
3. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh
Căn cứ Điều 10 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp quy định tài khoản (ii), (iii) và (iv) Mục 2 nêu trên.
(i) Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia.
(ii) Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam.
(iii) Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam.
(iv) Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam.
(v) Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.