Những thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mãn tính liên quan đến quá trình chuyển hóa thức ăn. Do vậy, ăn các loại thực phẩm không phù hợp có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng insulin và thúc đẩy quá trình viêm, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bánh mì trắng, gạo và mì ống
Bánh mì trắng, gạo và mì ống là những thực phẩm có lượng carbohydrat cao. Chúng thường bị mất phần lớn chất dinh dưỡng trong quá trình xay xát.
Trong đó có chất xơ – một chất giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, có nhiều ở lớp cám và mầm. Chính vì vậy, nếu ăn nhiều các thực phẩm làm từ tinh bột tinh chế có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.
Những người bị tiểu đường được khuyên nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ để hỗ trợ cho hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện tình trạng kháng insulin.
Ngũ cốc ăn sáng có vị ngọt
Ngay cả ngũ cốc ăn sáng "lành mạnh" cũng không phải là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, chỉ một nửa cốc ngũ cốc (55 gram), ngũ cốc granola chứa 30 gram carbs tiêu hóa, và hạt nho chứa 41 gram. Hơn thế nữa, mỗi loại chỉ cung cấp 7 gram protein cho mỗi khẩu phần ăn.
Để kiểm soát lượng đường trong máu và cơn đói, bạn nên chọn một bữa sáng ít carb dựa trên protein thay thế. Không nên chọn ngũ cốc ăn sáng vì trong ngũ cốc chứa nhiều carbs nhưng ít protein.
Trong khi đó, một bữa sáng giàu protein, ít carb mới là lựa chọn tốt nhất cho bệnh tiểu đường và kiểm soát sự thèm ăn.
Đồ uống cà phê có hương vị
Đồ uống cà phê có hương vị cũng được nạp carbs. Ngay cả các loại "nhẹ" cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Chẳng hạn, một ly sinh tố caramel 16 ounce (454 ml) từ Starbucks chứa 67 gram carbs, và Frappuccino có cùng kích thước chứa 30 gram carbs.
Mật ong, mật hoa agave và xi-rô
Những người mắc bệnh tiểu đường thường cố gắng giảm ăn đường trắng, cũng như các món ăn như kẹo, bánh quy và bánh.
Tuy nhiên, các dạng đường khác cũng có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Chúng bao gồm đường nâu và đường "tự nhiên" như mật ong, mật hoa agave và xi-rô.
Mặc dù những chất làm ngọt này không được chế biến cao, nhưng chúng chứa nhiều carbs như đường trắng.
Trái cây sấy khô
Trái cây là nguồn cung cấp của một số vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin C và kali. Khi trái cây được sấy khô, nước bị mất đi dẫn đến sự gia tăng nồng độ của các chất này. Hàm lượng đường cũng trở nên nhiều hơn.
Một chén nho chứa 27 gram carbs, trong đó có 1 gram chất xơ. Ngược lại, một cốc nho khô chứa 115 gram carbs, 5 gram trong số đó là chất xơ. Do đó, nho khô chứa lượng carb nhiều gấp ba lần so với nho. Các loại trái cây sấy khô khác có lượng carbs cao hơn so với trái cây tươi.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn vẫn có thể ăn trai cây. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại trái cây ít đường như quả mọng tươi hoặc một quả táo nhỏ có thể mang lại lợi ích sức khỏe trong khi vẫn giữ lượng đường trong máu của bạn trong phạm vi ổn định.
Ăn khoai tây
Ăn khoai tây vừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và có thể có tác động tiêu cực đến những người mắc bệnh tiểu đường hiện có.
Một nghiên cứu ở 70.773 người cho thấy, khi ăn khoai tây nghiền hoặc nướng, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 4% - và đối với khoai tây chiên thì nguy cơ tăng lên 19%.
Ngoài ra, khoai tây chiên chứa một lượng lớn chất béo không lành mạnh có thể làm tăng huyết áp, giảm cholesterol HDL (tốt) và dẫn đến tăng cân, béo phì - tất cả đều liên quan đến bệnh tim.
Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường - những người thường có nguy cơ mắc bệnh tim.