Quảng cáo sai sự thật là gì? Quảng cáo sai sự thật năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?

14/08/2024 17:05

Những hành vi nào bị xem là quảng cáo sai sự thật? Năm 2024, nếu quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào? Bị phạt bao nhiêu tiền? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

1. Quảng cáo sai sự thật là gì?

Có thể hiểu quảng cáo sai sự thật theo khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 là quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Đây là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.

Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới)
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

Quảng cáo sai sự thật và xử lý hành vi vi phạm năm 2024

Quảng cáo sai sự thật và xử lý hành vi vi phạm năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Quảng cáo sai sự thật năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 và khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP:

- Đối với cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

- Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 160 triệu đồng.

Ngoài ra, tại khoản 7 và điểm a, điểm c khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân vi phạm gồm những nội dung sau đây:

- Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm nêu trên trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

- Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên.

- Buộc cải chính thông tin đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên.

3. Quảng cáo sai sự thật có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về việc xử phạt đối với người có hành vi quảng cáo sai sự thật như sau:

(i) Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

(ii) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu  đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ - Luật Quảng cáo 2012

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

...

3. Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.

...

5. Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.

6. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.

7. Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.

Theo thuvienphapluat.vn
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/cau-hoi-thuong-gap/quang-cao-sai-su-that-la-gi-quang-cao-sai-su-that-nam-2024-bi-phat-bao-nhieu-tien-5660.html
Copy Link
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/cau-hoi-thuong-gap/quang-cao-sai-su-that-la-gi-quang-cao-sai-su-that-nam-2024-bi-phat-bao-nhieu-tien-5660.html
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng cáo sai sự thật là gì? Quảng cáo sai sự thật năm 2024 bị phạt bao nhiêu tiền?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO