Quy định mới nhất về tốc độ tối đa phương tiện cơ giới chạy trên đường cao tốc, người dân cần biết để tránh bị phạt

06/04/2024 11:05

Đường cao tốc là phần đường dành riêng cho các phương tiện tham gia giao thông di chuyển với tốc độ cao. Tốc độ tối đa chạy trên đường cao tốc được quy định thế nào?

Thế nào là đường cao tốc?

Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường Bộ 2008, quy định đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa phương tiện cơ giới chạy trên đường cao tốc, người dân cần biết để tránh bị phạt- Ảnh 1.
Đường cao tốc là phần đường dành riêng cho các phương tiện tham gia giao thông di chuyển với tốc độ cao.

Những loại xe nào được đi trên đường cao tốc?

Theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

+ Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

+ Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;

+ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

+ Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.

- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

- Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Như vậy, theo quy định trên chỉ ô tô và các phương tiện phục vụ quản lý bảo lí đường cao tốc được phép lưu thông vào đường cao tốc.

Quy định về các làn trên đường cao tốc

Cao tốc là những con đường có 2 chiều tách biệt, mỗi chiều 2 – 3 làn, cho phép người điều khiển ô tô lưu thông với tốc độ cao (60, 80, 100, 120 km/h). Vì vậy, nếu di chuyển bằng cao tốc sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mỗi làn đường sẽ có ưu nhược điểm riêng. 

Nếu cao tốc có 4 làn đường (không quy định loại xe) thì thông thường 2 làn bên trái sát tim đường sẽ là làn đường đồng tốc (tốc độ quy định giống nhau), làn ở giữa tốc độ thấp hơn, làn trong cùng là làn đường dừng khẩn cấp.

Làn sát tim đường cao tốc

Với làn đường này, xe ô tô có thể chạy tốc độ cao nhất trong các làn, quan sát tốt, chỉ cần căn một bên đường. Đây là làn đường chạy dễ nhất nếu đã có kỹ năng lái xe nhất định. Tuy nhiên làn đường này cũng nhược điểm là dễ bị bấm còi xin vượt nếu xe không chạy tốc độ cao.

Làn đồng tốc ở giữa

Làn đường này có ưu điểm có thể chạy tốc độ cao nhất trong các làn, quan sát tốt. Nhược điểm là phải căn hai bên. Với người lái mới chưa nhiều kinh nghiệm điều này khá khó. Nếu bị chệch tay lái, chệch làn sẽ rất nguy hiểm.

Làn tốc độ thấp

Làn đường này có ưu điểm có thể chạy chậm hơn, dễ căn đường, chỉ cần căn một bên. Nhược điểm là thường phải vượt xe tải lớn, xe container.

Làn đường dừng khẩn cấp

Làn đường dừng khẩn cấp sẽ chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của tuyến đường cao tốc, mặc dù ở một số nơi làn đường này được loại bỏ để tạo thêm làn đường cho xe chạy.

Trong trường hợp có làn đường dừng khẩn cấp thì chiều rộng tiêu chuẩn là 3,3 mét, đủ rộng cho một chiếc xe tải lớn mà không phải lấn qua làn đường chính. Phân biệt với các làn đường chính bằng một vạch sơn liền màu trắng phản quang (khác với các vạch đứt phân tách các làn đường chính với nhau). Ngoài ra, các miếng mắt mèo cũng được đặt trên vạch trắng này như là một dấu hiệu nhận biết.

Quy định mới nhất về tốc độ tối đa phương tiện cơ giới chạy trên đường cao tốc, người dân cần biết để tránh bị phạt- Ảnh 3.
Theo quy định, tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h.

Tốc độ tối đa được chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu?

Theo Thông tư số 06/2024 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT đường bộ cao tốc vừa được Bộ GTVT ban hành, tốc độ tối đa cho phép trên đường bộ cao tốc không vượt quá 120km/h. Tốc độ tối đa cho phép và tốc độ thiết kế không được chênh nhau quá 20km/h; tốc độ tối đa cho phép của 2 đoạn tuyến liên tiếp không được chênh nhau quá 20km/h.

Như vậy, tốc độ tối đa được chạy trên đường cao tốc là 120 km/h.

Tuy nhiên, có thể trên một số tuyến đường sẽ có quy định riêng về tốc độ tối đa. Tốc độ tối đa sẽ được biểu thị trên biển báo giao thông hình tròn viền đỏ, nền trắng và biểu thị trên vạch sơn kẻ mặt đường.

Bên cạnh đó, phương tiện còn phải đảm bảo khoảng cách an toàn trên cao tốc để kịp thời xử lý khi có tình huống bất ngờ. Nếu vận tốc di chuyển 100 < v="" ≤="" 120="" thì="" khoảng="" cách="" tối="" thiểu="" phải="" là="">

Chạy quá tốc độ tối đa trên cao tốc bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điểm a Khoản 3, Điểm i Khoản 5, Điểm a Khoản 6, Điểm c Khoản 7 và Điểm b, Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị thay thế bởi Điểm c, Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

– Nếu người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.

– Nếu người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

– Nếu người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h thì bị phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Nếu người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h thì bị phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc được quy định thế nào?

Hiện nay, không có quy định chung về tốc độ tối thiểu trên cao tốc mà mỗi địa phương, mỗi tuyến đường và làn đường sẽ có quy định riêng nhưng không được dưới 50 km/h. Tốc độ tối thiểu được áp dụng phổ biến nhất trên các tuyến đường cao tốc là 70 km/h. Tốc độ tối thiểu được thể hiện trên biển báo giao thông hình tròn, nền xanh, chữ viết màu trắng.

Người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước của mình. Theo quy định, khoảng cách V = 60 km/h thì khoảng cách tối thiểu là 35m.

Như vậy, tốc độ khi tham gia giao thông trên đường cao tốc phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Trường hợp không có biển báo hiệu thì tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc là 120 km/h và không có quy định về tốc độ tối thiểu trong trường hợp này.

Trường hợp nào phương tiện được dừng trên cao tốc?

Căn cứ theo Điều 26, Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định: Người điều khiển phương tiện trên đường cao tốc chỉ được phép dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng quy định thì người điều khiển xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

Nếu người điều khiển xe cố tình dừng lại trên đường cao tốc mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Những trường hợp được phép dừng, đỗ xe khi đang lưu thông trên đường cao tốc bao gồm:

Xe bị hư hỏng, gặp phải sự cố: Khi đó tài xế cần lái xe về tay phải khỏi phần đường dành cho xe di chuyển hoặc nếu xe không thể di chuyển thì người điều khiển phương tiện cần đặt các vật dụng, cành cây trên đường để báo hiệu cho phương tiện khác biết và tìm kiếm sự hỗ trợ từ đội cứu hộ giao thông.

Trên xe có người cần được cứu hộ y tế khẩn cấp: Có thể tài xế có vấn đề về sức khỏe, cần được cấp cứu gấp. Khi đó người lái xe cần dừng xe về tay phải của cao tốc, đưa ra các dấu hiệu thông báo cho xe khác.

Như vậy, chỉ khi rơi vào tình trạng khẩn cấp, tài xế mới được dừng xe trên đường cao tốc. Nếu người điều khiển phương tiện cố tình dừng xe trên đường cao tốc mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép lái xe theo quy định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy định mới nhất về tốc độ tối đa phương tiện cơ giới chạy trên đường cao tốc, người dân cần biết để tránh bị phạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO