Hiện nay, không chỉ đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mà còn phải quan tâm đến quy định về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng.
1. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng
Hiện nay, các yêu cầu phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng hóa được quy định cụ thể và chi tiết tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP).
Theo đó, kho hàng hóa có diện tích từ 500m2 trở lên phải được quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Hiện nay, tùy vào khối tích của kho hàng mà kho hàng sẽ thuộc đối tượng cơ sở do Công an quản lý hoặc đối tượng cơ sở do Ủy ban nhân dân xã quản lý.
- Nếu kho có khối tích 1.500m3 trở lên thì kho hàng sẽ do Công an quản lý;- Nếu kho có khối tích dưới 1.000m3 thì do Ủy ban nhân dân xã quản lý.
1.1. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng có khối tích 1500m3 trở lên
- Có nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ/ biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc theo quy định của Bộ Công an;- Có lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với kho hàng, được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;- Có phương án chữa cháy và phương án này đã được phê duyệt;- Hệ thống điện, chống tĩnh điện, chống sét, thiết bị sử dụng điện, thiết bị sinh lửa, thiết bị sinh nhiệt, việc sử dụng lửa, nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy;- Có giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống dữ liệu và truyền tin, phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện cứu người.
1.1. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng có khối tích dưới 1000m3
- Có nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ/ biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc theo quy định của Bộ Công an;- Có lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với kho hàng, được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;- Có phương án chữa cháy và phương án này đã được phê duyệt;- Hệ thống điện, chống tĩnh điện, chống sét, thiết bị sử dụng điện, thiết bị sinh lửa, thiết bị sinh nhiệt, việc sử dụng lửa, nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy;- Nhà kho hàng từ 5.000 m3 trở lên phải có các giấy tờ về thẩm duyệt thiết kế theo quy định;- Có giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống dữ liệu và truyền tin, phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện cứu người;- Có phân công người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy phải là người được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy.
2. Nội dung kiểm tra phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng
Kho hàng hóa là một trong những đối tượng phải được kiểm tra phòng cháy chữa cháy. Nội dung kiểm tra phòng cháy chữa cháy được quy định tại Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:- Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới;- Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với rừng;- Điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với công trình xây dựng trong giai đoạn thi công:
Nội quy, biển chỉ dẫn thoát nạn;
Quy định về phân công trách nhiệm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ;
Việc sử dụng điện, lửa, nhiệt, phương tiện, thiết bị chữa cháy;
- Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, chủ đầu tư, nhà thầu, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng;- Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy chữa cháy; việc thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy của cơ sở theo ngành nghề đã được cơ quan Công an cấp;
- Hạ tầng kỹ thuật có liên quan.
Như vậy, nội dung kiểm tra phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng như sau:- Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng;- Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu kho hàng.Việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng sẽ được thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất.
3. Cách phòng cháy chữa cháy tại kho hàng hiệu quả
Một số cách để phòng cháy chữa cháy tại kho hàng đạt hiệu quả:- Ban hành nội quy, quy định, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn trong trường hợp xảy ra cháy;
- Tổ chức huấn luyện kiến thức, kinh nghiệm phòng cháy chữa cháy cho các lực lượng chữa cháy tại chỗ;
- Xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, tổ chức tập huấn định kỳ mỗi năm;- Lắp đặt hệ thống báo cháy, bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm của kho hàng;- Đảm bảo với các tuyến đường giao thông thuận lợi cho việc chữa cháy và đạt yêu cầu về phòng cháy chữa cháy;- Các lối thoát nạn đảm bảo tất cả mọi người người trong khu vực dễ dàng thoát ra được an toàn, không gây ra khó khăn trong quá trình, thời gian sơ tán;- Người đứng đầu kho hàng phải thường xuyên huấn luyện, phổ cập kiến thức, tình hình phòng cháy chữa cháy;- Không dự trữ, sử dụng các chất có nguy cơ cháy nổ như xăng, dầu, cồn, gas và hóa chất dễ cháy khác ở trong kho, không dùng các vật liệu, chất liệu dễ cháy để làm tường, vách ngăn;- Sắp xếp, bảo quản hàng hoá theo từng loại hợp lý, gọn gàng, vững chắc, bảo đảm khoảng cách an toàn không lấn chiếm lối đi;....Trên đây là quy định về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng mới nhất.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.