Bài viết sau cập nhật thông tin về thời gian thành lập hiệp hội Blockchain Việt Nam và chính sách thi hành chiến lược Blockchain của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định thành lập hiệp hội Blockchain Việt Nam, cập nhật chiến lược phát triển Blockchain Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 (Hình ảnh từ Internet)
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) được hiểu đơn giản là công nghệ giúp mã hóa tất cả các dữ liệu thành các khối khác nhau, đồng thời kết nối chúng lại để tạo thành một chuỗi dài. Trong trường hợp có thêm thông tin mới, chúng sẽ được lưu vào khối mới và được nối vào khối cũ, để tạo thành một chuỗi mới. Nhờ vào đó, thông tin cũ trong công nghệ Blockchain không bị mất đi.
Ngày 27/4/2022 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 343/QĐ-BNV về việc thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Theo đó, Hiệp hội Blockchain Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, có điều lệ, có trụ sở, có con dấu và tài sản riêng.
Đây là Hiệp hội được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân và tổ chức có chung sở thích, ngành nghề và mục đích hoạt động. Hiệp hội sẽ hoạt động thường xuyên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, hội viên và của cộng đồng blockchain Việt Nam; góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiệp hội ra đời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến công nghệ chuỗi khối hoạt động hiệu quả hơn, ứng dụng rộng rãi và hiệu quả hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cụ thể, tại Quyết định 1236/QĐ-TTg ngày 22/10/2024, theo Chiến lược, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ chuỗi khối; đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ chuỗi khối trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thực hiện hóa mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đặt ra một số mục tiêu phát triển Blockchain đến năm 20230 như sau:
* Mục tiêu tổng quát:
Tận dụng thể mạnh của công nghệ chuỗi khỏi, phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi khối quốc gia; mở ra không gian phát triển mới cho ngành công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hoàn thiện dần các quy định, hành lang pháp lý, tạo lập môi trường cạnh tranh, hình thành nên hệ sinh thái các doanh nghiệp có năng lực vươn ra toàn cầu; đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới trong ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối.
* Mục tiêu đến năm 2030
- Củng cố và mở rộng Hạ tầng chuỗi khối quốc gia cung cấp dịch vụ cả trong và ngoài nước; ban hành tiêu chuẩn về ứng dụng và phát triển chuỗi khối tại Việt Nam.
- Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chuỗi khối.
- Xây dựng được 20 thương hiệu Blockchain uy tín về nền tảng, sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ chuỗi khối trong khu vực.
- Duy trì vận hành tối thiểu 03 trung tâm đặc khu thử nghiệm về công nghệ chuỗi khối tại các thành phố lớn để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối.
- Có đại diện nằm trong Bảng xếp hạng nhóm 10 Cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chuỗi khối dẫn đầu trong khu vực châu Á
Xem thêm Quyết định 1236/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 22/10/2024.