Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, sau Tết người Việt cần cảnh giác

Thứ hai, 10:50 19/02/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Đường huyết tăng cao liên quan nhiều đến chế độ ăn uống: ăn quá nhiều, ít tập thể dục hoặc căng thẳng về cảm xúc... đặc biệt là sau mỗi kỳ nghỉ Tết.

Thịt gà ngon bổ, nhưng người Việt ăn gà luộc cần biết điều này để tránh rước họa vào thânThịt gà ngon bổ, nhưng người Việt ăn gà luộc cần biết điều này để tránh rước họa vào thân

GĐXH - Thịt gà là món ăn truyền thống dịp Tết của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết ăn đúng cách.

Nếu trước đây nhiều người cho rằng, bệnh tiểu đường chỉ gặp ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang có dấu hiệu trẻ hóa. 

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa rất phổ biến do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, sau Tết người Việt cần cảnh giác - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân phổ biến gây tăng đường huyết là do chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều, ít tập thể dục hoặc căng thẳng về cảm xúc... đặc biệt là sau mỗi kỳ nghỉ Tết, chế độ ăn uống, sinh hoạt bị đảo lộn.

Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

3 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường

Đi tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều hoặc lượng nước tiểu cao hơn so với bình thường là triệu chứng đầu tiên được công nhận của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng, các hợp chất được gọi là ketones có thể phát triển trong cơ thể. Để kiểm tra nồng độ ketones, có thể sử dụng que thử nước tiểu tại nhà. 

3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, sau Tết người Việt cần cảnh giác - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Thường xuyên thấy đói và khát

Thường xuyên cảm thấy đói, khát không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện của tình trạng đường huyết cao. Đây là triệu chứng đầu tiên thường gặp của nhiễm toan ceton do tiểu đường. Trong trường hợp nặng, nhiễm toan ceton có thể phát triển một cách nhanh chóng. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường mà chưa biết mình mang bệnh, các triệu chứng như đói và cảm thấy khát có thể là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng, đòi hỏi có sự thăm khám kỹ càng của bác sĩ.

Mắt mờ dần và hay ngủ

Nhìn mờ có thể xảy ra như là một triệu chứng của đường trong máu cao. Người bị tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán, sẽ hay cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra nhiều trường hợp bị sụt cân không rõ nguyên nhân và buồn nôn...

6 việc nên làm để ổn định đường huyết

Theo các chuyên gia y tế, không chỉ người bệnh tiểu đường, mà kể cả người khỏe mạnh cũng cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống để bớt tác động xấu đến sức khỏe.

Không bỏ bữa

Việc bỏ bữa, dồn bữa... có thể gây tác động xấu đến đường huyết. Vì nếu để đói quá dễ gây hạ đường huyết. Rồi sau đó, khi ăn quá no thì đường huyết lại tăng vọt. Hai trạng thái này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, người bệnh đái tháo đường cần duy trì lịch sinh hoạt, ăn uống như ngày thường, không bỏ bữa, dồn bữa.

3 dấu hiệu đường huyết tăng vọt, sau Tết người Việt cần cảnh giác - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Không bỏ tinh bột

Đôi khi người bệnh tiểu đường sợ tăng đường huyết mà không dám ăn cơm, bánh chưng, bỏ tinh bột hoàn toàn. Nhưng với bệnh nhân đái tháo đường, tinh bột là rất quan trọng, không được bỏ. Người bệnh vẫn phải duy trì ăn đủ lượng chất bột đường mỗi ngày để tránh hạ đường huyết.

Hạn chế món chiên xào

Các món xào, chiên, rán, nướng dùng nhiều dầu mỡ thường rất hấp dẫn và ngon miệng. Một số món xào hay sử dụng phủ tạng dễ làm lượng cholesterol máu tăng cao. Do vậy, người bệnh đái tháo đường vẫn cần duy trì số lượng và cách lựa chọn chất đạm như đã được tư vấn: cân đối giữa chất đạm nguồn gốc động vật và thực vật, ưu tiên sử dụng chất đạm theo thứ tự: thủy hải sản, gia cầm, gia súc...

Hạn chế đồ ngọt, rượu bia

Ngày Tết mọi người thường có xu hướng tiêu thụ quá nhiều đường từ mứt kẹo, nước ngọt, các loại quả sấy khô, rượu bia… Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

Để ổn định đường huyết, bạn nên ăn chế biến đồ ăn nhạt, luộc, ít sử dụng nước chấm, hạn chế sử dụng ít các thực phẩm dưa muối, cà muối, cũng như các thực phẩm chế biến sẵn.

Ăn nhiều chất xơ

Rau xanh, trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ - một nhóm chất quan trọng đối với sức khỏe. Nên ăn rau trước, vì chất xơ và nước sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ngoài ra, cần uống đủ nước để giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải và giúp chuyển hóa chất béo.

Tập thể dục 

Người bệnh đái tháo đường cần duy trì thời gian để tập thể dục. Không nhất thiết phải là những bài tập phức tạp, có thể là đi bộ, đạp xe, tập yoga… khoảng 30-60 phút/ ngày, thực hiện đều đặn 5 ngày/tuần

5 dấu hiệu gan của bạn đang "kêu cứu", cần thải độc ngay sau Tết5 dấu hiệu gan của bạn đang 'kêu cứu', cần thải độc ngay sau Tết

GĐXH - Sau Tết Nguyên đán, có nhiều nguyên nhân khiến cho gan bị nhiễm độc đó là ăn nhiều đồ ngọt, các thực phẩm chứa nhiều chất béo, uống rượu bia nước ngọt, thức khuya dậy muộn...

6 đồ uống nên bổ sung nhiều sau Tết, vừa nhanh gọn rẻ tiền, vừa đẹp da và giảm cân hiệu quả6 đồ uống nên bổ sung nhiều sau Tết, vừa nhanh gọn rẻ tiền, vừa đẹp da và giảm cân hiệu quả

GĐXH - Giảm cân sau Tết không chỉ là nhu cầu làm đẹp của nhiều người, đặc biệt với trường hợp đang bị béo phì thì giảm cân khoa học còn là cách để bảo vệ sức khỏe.

Thịt đông ngày Tết, ăn theo cách này để không bị tích mỡ, tăng cân tốt cho sức khỏe Thịt đông ngày Tết, ăn theo cách này để không bị tích mỡ, tăng cân tốt cho sức khỏe

GĐXH - Thịt nấu đông là món ăn cung cấp nhiều chất béo, giúp cơ thể có thêm năng lượng và giữ ấm trong những ngày mùa đông. Tuy nhiên trong thịt đông có nhiều mỡ trắng, không tốt cho những người mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa...

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 1 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 4 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 5 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 5 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Top