Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phân biệt đau do mắc gout và viêm khớp dạng thấp

Thứ năm, 12:20 14/03/2024 | Bệnh thường gặp

Gout và viêm khớp dạng thấp vốn là bệnh lý về khớp. Tuy nhiên có thể phân biệt hai dạng bệnh này từ các triệu chứng và đặc điểm dưới đây.

Bệnh gout và viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…

Viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp RA với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 – 5 vị trí) thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

Gout và viêm khớp dạng thấp vốn là bệnh lý về khớp. Tuy nhiên các triệu chứng cũng đặc điểm sẽ khác nhau.

Gout và viêm khớp dạng thấp vốn là bệnh lý về khớp. Tuy nhiên các triệu chứng cũng như đặc điểm sẽ khác nhau.

Gout là một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp, những vết sưng thường kéo dài trong một hoặc hai tuần, sau đó biến mất. Vết sưng do bệnh gout thường bắt đầu ở ngón chân cái hoặc chi dưới.

Bệnh gout xuất hiện khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao. Khi điều này xảy ra, các tinh thể hình kim hình thành trong khớp và xung quanh khớp. Tình trạng này dẫn đến viêm và viêm khớp. Tuy nhiên, nhiều người có nồng độ muối urat trong huyết thanh cao lại không bị bệnh gout .

Khi được chẩn đoán sớm, điều trị cũng như thay đổi lối sống, bệnh gout là một trong những dạng viêm khớp dễ kiểm soát nhất.

Phân biệt đau do mắc gout và viêm khớp dạng thấp

Vị trí khớp bị đau

Đối với bệnh gout, vị trí khớp bị đau thường là ở các khớp ngón chân, chủ yếu là ngón cái. Những vị trí ít phổ biến hơn đó là mắt cá chân, đầu gối, giữa bàn chân và khuỷu tay.

Trong khi đó, bị viêm khớp dạng thấp thường đau nhiều ở các khớp đối xương như đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân… Thời gian đầu bệnh sẽ có xu hướng phát triển ở các vùng ngón tay trước.

Đặc điểm các cơn đau khớp

Bệnh nhân bị gout thường sẽ thấy các khớp bị sưng đỏ nhiều hơn và phải trải qua các cơn đau dữ dội, gây khó khăn cho việc đi lại. Mỗi đợt đau thường diễn ra nhanh và đạt đỉnh điểm trong 24 tiếng đồng hồ. Cùng với cảm giác đau là tình trạng nóng rát ngoài da, chỉ cần gió quạt thổi qua thôi cũng sẽ thấy đau đến mức không chịu nổi.

Các cơn đau của viêm khớp dạng thấp cũng khá dữ dội nhưng thường diễn ra từ từ và chỉ đau bên trong khớp. Cơn đau có thể không quá rõ rệt ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm thấy nhức khớp, mỏi khớp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cơn đau do viêm khớp dạng thấp vẫn sẽ kéo dài nếu như người bệnh không điều trị.

Còn cơn đau do gout chỉ kéo dài trong khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn (kể cả khi bệnh nhân chưa điều trị).

Chẩn đoán, điều trị và dự phòng viêm khớp dạng thấp và gout

Để điều trị được, điều quan trọng là phải xác định các triệu chứng của bệnh gout và viêm khớp dạng thấp. Để chẩn đoán bệnh gout, các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu để đo lượng axit uric trong máu. Trong khi đó, viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu vì các dấu hiệu giống với nhiều bệnh khác.

Để điều trị được, điều quan trọng là phải xác định các triệu chứng của bệnh Gout và viêm khớp dạng thấp.

Để điều trị được, điều quan trọng là phải xác định các triệu chứng của bệnh gout và viêm khớp dạng thấp.

Về điều trị, bệnh nhân bị gout được kê đơn thuốc và được yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Trong trường hợp viêm khớp dạng thấp, thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Ngoài vật lý trị liệu (OT), theo dõi liên tục và phẫu thuật là một số lựa chọn khác.

Cách dự phòng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với các bệnh nhân mắc bệnh lý về khớp. Vì thế cần thực hiện:

  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu purine vì sẽ làm tăng nồng độ axit uric huyết thanh, gây ra đau khớp. Các thực phẩm đó bao gồm nội tạng, thịt đỏ, hải sản, rượu và bia.
  • Áp dụng thực đơn ăn uống khoa học: trong bữa ăn nên bổ sung nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và ưu tiên tiêu thụ nguồn protein có trong cá, thịt gà.
  • Tập thể dục điều độ, luyện tập nhẹ nhàng các môn như đạp xe, bơi lội, đi bộ…
  • Khám sức khỏe định kỳ và điều trị sớm nếu phát hiện bệnh sớm để tránh những biến chứng không đáng có như cứng khớp, tàn phế...
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

Top