Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia lý giải nguyên nhân khiến bệnh nhân đột quỵ tăng vọt dịp Tết Nguyên đán

Thứ ba, 11:44 20/02/2024 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các bác sĩ, những dịp lễ, tết số lượng bệnh nhân đến cấp cứu đột quỵ thường tăng do tuyến dưới chuyển tuyến nhiều hơn. Tuy nhiên chưa năm nào tăng đột biến như năm nay.

Đột quỵ não tăng vọt dịp Tết

Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (8/2 đến 15/2/2024), Khoa Đột quỵ não của Bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đột quỵ cấp cứu và chuyển tuyến đến điều trị.

Cụ thể, TS.BS Lê Chi Viện, Khoa Đột quỵ não cho biết, theo số liệu tổng hợp, tổng bệnh nhân nhập viện cấp cứu là 68 bệnh nhân (ngày cao điểm nhất đã thu dung 15 bệnh nhân – mùng 4 Tết), tăng 20-30% so với ngày thường.

Trong đó có 28 bệnh nhân bệnh nhân cần can thiệp nội mạch cấp cứu (16 ca nhồi máu não sớm can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học, 12 ca xuất huyết dưới nhện can thiệp nút túi phình động mạch), và 5 bệnh nhân cần phẫu thuật giải áp kết hợp đặt dẫn lưu não thất mở cấp cứu (xuất huyết não lớn hoặc xuất huyết dưới nhện có lụt máu não thất).

Chuyên gia lý giải nguyên nhân khiến bệnh nhân đột quỵ tăng vọt dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Bệnh nhân đột quỵ não được cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh BVCC

Tại đây, các bác sĩ Khoa Đột quỵ não đã phối hợp cùng nhóm đột quỵ - mạch máu não tổ chức cấp cứu và điều trị bệnh nhân đột quỵ, trong đó đa số là cấp cứu tối khẩn cấp và bệnh nhân nặng chuyển tuyến từ các bệnh viện tuyến dưới ở khu vực miền Bắc.

TS.BS Nguyễn Văn Tuyến, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ não, Phó Viện trưởng Viện thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, những dịp lễ tết số lượng bệnh nhân đến cấp cứu đột quỵ thường rất đông do tuyến dưới chuyển tuyến nhiều hơn. Tuy nhiên chưa năm nào tăng đột biến như năm nay, tình trạng quá tải xảy ra ngay từ những ngày đầu Tết Nguyên đán.

Lý giải về nguyên nhân gia tăng bệnh nhân đột quỵ não, theo BS Tuyến, khí hậu thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân dừng không uống thuốc điều trị huyết áp (đặc biệt là bệnh nhân trẻ) hoặc không tuân thủ các thuốc điều trị huyết áp như ngày thường cũng khiến bệnh dễ tái phát trong dịp Tết.

Làm gì khi gặp người bị đột quỵ?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh nhân bị đột quỵ thì thời gian là vô cùng quan trọng. Vì vậy, người nhà nên gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt (thời gian "vàng" trong đột quỵ não là 4,5 giờ nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông) hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não.

Nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng xấu rất cao.

Trong lúc chờ cấp cứu, người thân nên dìu bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị ngã, chấn thương; để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30 độ. Nếu bệnh nhân bị nôn để bệnh nhân nghiêng 45 độ, lấy hết đờm, dãi để tránh gây ngạt bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân bị rối loạn ý thức, kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo) cho bệnh nhân.

Các bác sĩ lưu ý, khi gặp người bị đột quỵ, không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân; không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay và không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào để tránh làm tình trạng xấu thêm.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Quy tắc FAST – là cụm từ viết tắt được Hội Tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều tổ chức khác sử dụng, giúp bệnh nhân và người thân dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ nhằm nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời.

FACE: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười 1 bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực.

ARM: Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân 1 bên.

SPEECH: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

TIME: Bạn cần gọi cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ não càng nhanh càng tốt.

Theo các chuyên gia, người bị đột quỵ có thể có một vài hoặc tất cả các dấu hiệu trên. Vì vậy, phải chú ý các biểu hiện của người bị đột quỵ để đưa đi cấp cứu kịp thời, tránh bỏ sót dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Lễ hội Nhật Bản nghìn năm bị xoá sổ


Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 29 phút trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 5 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

6 biện pháp dưỡng sinh phòng chống bệnh tật trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Tiết lập hạ, khởi đầu của mùa hạ năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 5/5 dương lịch và theo dự báo sẽ có nắng nóng bất thường xảy ra trong mùa hè. Vậy, mỗi người cần chú ý gì trong dưỡng sinh để dự phòng bệnh tật?

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Top