Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Thứ tư, 17:56 24/04/2024 | Đời sống

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Mới đây, tại hội thảo khoa học về đường sắt đô thị nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị diễn ra tại TP Hà Nội, đại diện Công ty HUNAN CRRC - Một trong những tập đoàn sản xuất tàu lớn nhất thế giới, đã đề xuất đầu tư 3 tuyến tàu điện không ray (ART) tại Hà Nội.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?- Ảnh 1.

Công ty HUNAN CRRC là một trong những tập đoàn sản xuất tàu lớn nhất thế giới có trụ sở tại Trung Quốc. Ảnh: HUNAN CRRC

Theo đó, tàu điện ART là phương tiện sử dụng bánh lốp. Hệ thống dẫn hướng không sử dụng đường ray giống của tàu truyền thống mà được thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại, tạo thành hệ thống lái tự động cho ART. 

Người lái tàu chỉ có nhiệm vụ xử lý các tình huống khẩn cấp nếu có trên đường. Tàu ART được thiết kế hai đầu, giúp tiết kiệm thời gian khi đảo chiều. Năng lượng được tàu sử dụng là pin lưu trữ Lithium-Titanate hoặc nhiên liệu Hydro giúp bảo vệ môi trường. 

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?- Ảnh 2.

Tàu ART lần đầu tiên được vận hành tại Trung Quốc vào năm 2015. Ảnh: HUNAN CRRC

Tàu ART có thể ghép nối và tháo dời từ 3-5 toa chở 300-500 hành khách, chạy ở làn đường riêng với tốc độ 70-100km/h, tàu có chiều cao 3,4m, rộng 2,65m, dài 31,6m,

Tàu ART được đề xuất cho Hà Nội sẽ gồm 3 tuyến chính: Tuyến số 1 dài 30 km từ Trung tâm Hội nghị quốc gia đến Đại học Quốc gia Hà Nội chạy trên dải phân cách giữa đại lộ Thăng Long; Tuyến số 2 dài 6,3 km từ công viên Thiên đường Bảo Sơn đến Nhổn; Tuyến số 3 dài 10 km từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Nước Ngầm chạy trên dải phân cách giữa.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?- Ảnh 3.

Phần khoang tàu được thiết kế rộng rãi, hiện đại. Ảnh: HUNAN CRRC

Ba tuyến có 28 nhà ga và 32 đoàn tàu (mỗi đoàn 3-4 toa), tổng kinh phí xây dựng và phương tiện dự kiến 466 triệu USD, tương đương khoảng 11.650 tỷ đồng.

Theo vị đại diện của Công ty HUNAN CRRC cho biết, tàu điện không ray có chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn nhiều so với tàu điện truyền thống, vốn đầu tư chỉ bằng 1/10 so với metro. Ví dụ dự án Bến Thành - Suối Tiên dài 19 km có tổng mức đầu tư 43.700 tỷ đồng, nếu đầu tư tàu không ray số 1 dài 30 km thì hết hơn 6.600 tỷ đồng.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?- Ảnh 4.

Tại Trung Quốc đến nay có 15 tuyến đã đi vào hoạt động và đang triển khai, tại nước ngoài 5 tuyến với tổng chiều dài 120km. Ảnh: HUNAN CRRC

Công suất hành khách trên tàu điện thông thường đạt 25.000 người/giờ trên một hướng tuyến, còn tàu điện ART đạt 10.000-15.000 người. Ngoài ra, tàu không ray chạy trên đường bằng bánh lốp, có làn riêng nên thời gian xây dựng nhà ga, dải phân cách chỉ trong 6-10 tháng.

Với chi phí 5.000 - 6.000 tỷ đồng cho một tuyến tàu điện, Hà Nội có thể kêu gọi xã hội hóa đầu tư thay vì vốn ngân sách hoặc vốn ODA như hiện nay. Loại hình này thi công nhanh, chi phí vận hành thấp, yêu cầu kỹ thuật đơn giản hơn so với tàu điện truyền thống nên có thể đáp ứng nhu cầu cấp bách xây dựng hệ thống giao thông công cộng nhằm giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?- Ảnh 5.

Điểm hạn chế của tàu không ray là cần vận hành trong làn đường riêng giống buýt nhanh BRT. Ảnh: HUNAN CRRC

Mặc dù vậy, điểm hạn chế của tàu điện không ray là cần vận hành trong làn đường riêng nên phù hợp xây dựng tại những nơi có dải phân cách, dải cây xanh đủ rộng, cần được ưu tiên qua các các ngã tư bằng hệ thống giao thông thông minh.

Được biết, cho đến nay, đã có 4 nước sử dụng tàu ART bao gồm Trung Quốc, Úc, thủ đô Abu Dhabi của các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất và Malaysia. Thành phố Kuching ở Malaysia cũng đã mua 38 tàu ART. Hiện phương tiện này đang được sử dụng với mục đích chính là kết nối các tuyến metro với các vùng ngoại ô của đô thị.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị 'khai tử'Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Xem thêm video được quan tâm:

Bãi đỗ xe "không sử dụng tiền mặt" mới được Hà Nội thí điểm.


Trung Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

3 đối tượng sẽ nhận phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Nghị quyết 27, lực lượng vũ trang tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà của Bộ Xây dựng yêu cầu nhiều trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà. Dự kiến Thông tư có hiệu lực từ tháng 8/2024.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Top