Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều

Thứ hai, 15:42 18/03/2024 | Y tế

GĐXH - Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng này, Hà Nội ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Đau lòng bé gái qua đời do mắc sốt xuất huyết, nghe diễn biến được người mẹ chia sẻ lại càng thêm xót xaĐau lòng bé gái qua đời do mắc sốt xuất huyết, nghe diễn biến được người mẹ chia sẻ lại càng thêm xót xa

Qua câu chuyện thương tâm đang gây xôn xao mạng xã hội, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan với những dấu hiệu bệnh ở trẻ.

Sốt xuất huyết gia tăng gấp 3 lần 

Thông từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, những tuần gần đây, trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận rải rác các ca mắc sốt xuất huyết, trung bình mỗi tuần từ 17-24 ca mới.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến ngày 15/3, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 513 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Thông thường bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát mạnh vào tháng 8, 9, 10, đỉnh điểm của dịch thường rơi vào tháng 10, 11 hàng năm. Thế nhưng, những năm gần đây, bệnh xuất hiện từ rất sớm, ngay từ đầu năm.

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều  - Ảnh 2.

Số mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng mạnh ngay từ những tháng đầu năm

Các chuyên gia y tế cho rằng, đặc điểm và độc lực của virus gây bệnh sốt xuất huyết hiện nay không có gì bất thường hay khác so với các năm trước. Nguyên nhân dịch bệnh xuất hiện từ sớm và gia tăng là do công tác phòng, chống dịch ở một số nơi chưa quyết liệt. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ yếu tố thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm, mưa nhiều - những yếu tố thuận lợi để muỗi phát triển.

CDC Hà Nội dự báo, trong thời gian tới, có thể vẫn sẽ ghi nhận bệnh nhân. Do đó, người dân không được chủ quan.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết tương tự nhau, sẽ có một trong hai trường hợp xảy ra khi người bệnh nhiễm phải virus Dengue gây bệnh là xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ (dạng cổ điển)

Ở thể nhẹ, người lớn sẽ có biểu hiện sốt xuất huyết rầm rộ hơn trẻ em. Các biểu hiện điển hình xuất hiện và không gây ra biến chứng. Trong vòng 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị muỗi đốt truyền mầm bệnh sẽ bắt đầu bằng triệu chứng sốt và kèm theo những biểu hiện khác như:

  • Đau phía sau mắt
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau cơ và khớp
  • Sốt cao lên tới 40,5 độ C
  • Phát ban trên da
  • Buồn nôn và nôn
Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều  - Ảnh 3.

Thể sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

Triệu chứng sốt xuất huyết nội tạng sẽ bao gồm xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não.

Khi bị xuất huyết đường tiêu hóa, người bệnh sẽ bị đau đầu bình thường và sốt nhẹ, phát ban không xảy ra. Khoảng 2 ngày sau, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, xuất hiện các chấm xuất huyết trên da, người mệt mỏi, da tái xanh…

Rất khó nhận biết trường hợp xuất huyết não vì triệu chứng sốt xuất huyết sẽ không rõ ràng, người bệnh có thể chỉ bị sốt, đau đầu, tay chân tê liệt hoặc liệt nửa người, hôn mê và dẫn đến tử vong.

Biểu hiện sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)

Thể bệnh sốt xuất huyết Dengue bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ, kèm theo triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp…

Đây được coi là thể bệnh nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, xảy ra ở người bệnh trong lần nhiễm bệnh sau, khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn sau khoảng 2 – 5 ngày và gây tử vong nhanh chóng.

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều  - Ảnh 4.

Các triệu chứng xảy ra ở người bệnh sốt xuất huyết

Điều trị bệnh sốt xuất huyết bằng cách nào?

Tuy sốt xuất huyết là bệnh phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết điều trị sốt xuất huyết bằng cách nào?

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết là rất cần thiết để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp vì sốt xuất huyết có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân rất lớn.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Người bệnh có thể điều trị sốt xuất huyết ở nhà bằng cách bù nước khi phát hiện triệu chứng sốt từ 2 – 7 ngày.

Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều  - Ảnh 5.

Người bệnh sốt xuất huyết cần uống đủ lượng nước cần thiết

Nhập viện thời gian ngắn (12 – 24 giờ)

Nếu biện pháp bù nước bằng đường uống không lại kết quả và xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc của người bệnh thì cần đưa người bệnh nhập viện ngay.

Nhập viện thời gian dài (> 24 giờ)

Khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở… người bệnh sốt xuất huyết cần được đưa vào nhập viện điều trị ngay.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, điều trị triệu chứng là phương pháp điều trị bệnh chủ yếu được áp dụng. Trường hợp người bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi và uống nhiều nước, ăn các món mềm có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt bằng Paracetamol hoặc uống Oresol để bù điện giải, lau mát ở vùng nách và bẹn khi sốt cao.

Khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi tại nhà và đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác theo yêu cầu.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Qua vật trung gian là muỗi vằn, bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền từ người sang người. Vậy nên để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt
  • Thu gom, tiêu hủy những vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà
  • Không tích trữ nước trong nhà, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
  • Phát quang bụi rậm quanh nhà, ngoài vườn
  • Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà
  • Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt
  • Đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn
  • Sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi ở vị trí các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào
  • Sử dụng thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt
  • Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được nằm ngủ trong màn, tránh muỗi đốt lây bệnh sang người khác
Hà Nội gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trong thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều  - Ảnh 6.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra.

Mọi người cần chủ động động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe


Mai Anh (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top