Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Thứ bảy, 21:42 23/03/2024 | Sống khỏe

Sứa biển đang độ vào mùa, là món ăn ưa thích của nhiều người, tuy nhiên cần lưu ý ăn đúng cách để không bị ngộ độc.

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.

Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.

Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong đó, pholyphenol có tác dụng thúc đẩy chức năng não, phòng một số bệnh mạn tính bao gồm tim mạch, tiểu đường type 2 và ung thư.

Những lưu ý khi ăn sứa biển

Có nhiều loại sứa khác nhau, nhưng không phải loại nào cũng ăn được. Với các loại sứa được dùng làm thực phẩm thì không có độc. Tuy nhiên, sứa biển nếu không chế biến đúng cách sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng. Quá trình ăn cũng cần lưu ý bởi có thể gây dị ứng, sốc phản vệ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn chưa ăn sứa bao giờ ban đầu chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, sau đó không thấy phản ứng gì thì mới ăn nhiều hơn để phòng khả năng bị dị ứng. Khi ăn, cần đảm bảo quy tắc an toàn thực phẩm, chỉ ăn sứa đã qua chế biến đúng cách, không ăn sứa biển tươi.

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc - Ảnh 1.

Sứa ngon nhưng trẻ nhỏ dưới 8 tuổi không nên ăn.

Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè do sứa biển, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi (chưa qua chế biến) làm thức ăn, làm gỏi ăn sống, đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em, chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.

Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.

Không nên ăn quá nhiều sứa để tránh nguy cơ bị dư thừa lượng nhôm trong cơ thể, bởi khi sơ chế sứa, nhiều người có thể sử dụng phèn để ngâm. Đây là một hợp chất hóa học thường được gọi là nhôm kali sunfat, đôi khi được sử dụng làm chất phụ gia để bảo quản thực phẩm.

Mặc dù được phép dùng trong thực phẩm, tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ khiến hàm lượng nhôm quá cao có thể dẫn đến bệnh Alzheimer và bệnh viêm ruột.

Ai không nên ăn sứa biển

Mặc dù là món ăn bổ, mát, tốt cho sức khỏe nhưng những nhóm người dưới đây cần thận trọng khi ăn kể cả sứa đã được chế biến hoặc nấu chín, cụ thể:

- Người tiền sử dị ứng hải sản

- Người mới ốm dậy

- Người đang bị suy nhược cơ thể

- Người tiền sử ngộ độc thực phẩm trước đó.

Đặc biệt, trẻ em dưới 8 tuổi không nên ăn sứa do hệ miễn dịch còn kém, nguy cơ bị dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm cũng cao hơn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Top