Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục

Thứ ba, 15:47 27/02/2024 | Bệnh thường gặp

Mùa đông, nhiều người gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân lạnh

Nguyên nhân gây ra tình trạng chân tay lạnh nhất là vào mùa đông có rất nhiều nguyên nhân, đó là:

  • Thiếu sắt. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Thậm chí nhiều người còn bị tê buốt hay châm chích khó chịu, đau đớn. Nếu không có đủ sắt trong máu, cơ thể sẽ chuyển oxy đến não và tim trước, đồng thời một số mao mạch hoặc dây thần kinh ngoại vi trên bề mặt cơ thể sẽ không có đủ oxy, dẫn đến lưu thông máu kém và chân tay lạnh.
Mùa đông, nhiều người gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày.

Mùa đông, nhiều người gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày.

  • Bệnh Lupus. Căn bệnh này có tác động nhất định tới các mạch máu nhỏ trong da của bàn tay và bàn chân. Điều này làm cản trở sự di chuyển máu bình thường. Kết quả là bàn tay, bàn chân bị lạnh.
  • Huyết áp thấp. Căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormon adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.
  • Đái tháo đường. Người bị tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và các ngón chân.

Cách khắc phục chứng chân tay lạnh vào mùa đông

Trong điều kiện lạnh giá thì việc giữ ấm bàn chân, bàn tay là quan trọng. Một số người có thể có bàn chân, bàn tay lạnh hơn bình thường mà không có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Việc cần làm duy nhất để bảo vệ chúng là giữ ấm.

Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu Bạn nên đi khám tổng quát để tìm nguyên nhân khiến bàn tay bị lạnh buốt trong mùa đông , để từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Ngâm chân tay vào nước ấm cùng với vài lát gừng tươi, thêm một chút muối và ngâm trong khoảng 20 phút, kết hợp với mát-xa chân tay sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng lạnh tay chân.
  • Duy trì lối sống khoa học bằng việc tập thể dục đều đặn. Bổ sung vitamin B1, B2, B12 và những thực phẩm nhiều calo, chất béo, chất sắt để cung cấp nhiều năng lượng sẽ giúp sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cho cơ thể.
  • Cần đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh. Không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
  • Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu của cơ thể bạn.
  • Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin để giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng.
Trong điều kiện lạnh giá thì việc giữ ấm bàn chân, bàn tay là quan trọng. Ảnh minh hoạ

Trong điều kiện lạnh giá thì việc giữ ấm bàn chân, bàn tay là quan trọng. Ảnh minh hoạ

Cách chữa bàn chân lạnh bằng thảo dược

Có khá nhiều cách chữa bàn chân lạnh bằng những thảo dược dễ kiếm, có sẵn trong nhà, điển hình như:

  • Ngải cứu chữa bàn chân lạnh. Lấy 30 - 50g ngải cứu tươi rửa sạch, đặt một nồi nước lên bếp cho sôi rồi cho ngải cứu vào nấu thêm 10 phút nữa sau đó pha thêm nước để nhiệt độ hạ xuống còn 40 độ C thì cho thêm nắm muối nhỏ vào khuấy đều, đợi hạ nhiệt rồi sau đó đem ngâm chân 15 - 20 phút.
  • Gừng tươi. Lấy 20 - 30g củ gừng tươi đập dập và đun sôi với 1.5 lít nước. Lưu ý cần đậy nắp kín trong khoảng thời gian này để các khí ấm từ củ gừng không bị bay hơi. Sau đó thêm chút muối và pha thêm nước lạnh cho đến khi nhiệt độ chỉ còn khoảng 40 độ C thì cho chân vào ngâm đến khi nước không còn ấm nữa là dừng.
  • Cách chữa bàn chân lạnh bằng thủy liệu pháp đơn giản là lấy một chậu nước nóng và một chậu nước lạnh để ngâm chân luân phiên, mỗi chậu khoảng 10 - 15 phút sau đó lau khô chân rồi đi tất vào. Làm như vậy 1 lần/ngày.

Tốt nhất nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để lưu thông máu được cải thiện nhờ đó mà chữa bàn chân lạnh hiệu quả. Bạn nhớ phải lau khô chân bằng khăn mềm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhỡ ăn phải thực phẩm có giòi?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Mặc dù ăn phải giòi không gây nguy hiểm chết người nhưng ăn thức ăn có giòi cũng có thể kéo theo những tác hại đáng kể.

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Cô gái 27 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, thừa nhận thường xuyên ăn món mà nhiều bạn trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Cô gái hồi sinh sau biến chứng bệnh tiểu đường thú nhận, để đối phó với áp lực công việc, cô thường xuyên uống trà sữa, có ngày cô uống tới 2 - 3 cốc...

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì trong tập luyện, sinh hoạt?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm là thể bệnh đặc biệt của bệnh lý đĩa đệm nằm trong bệnh cảnh chung của các hội chứng cột sống. Cùng với các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, tập luyện có vai trò hết sức quan trọng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non (bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên "ngọc dinh dưỡng",

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Top