Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trời mưa nồm ẩm, cảnh giác với viêm mũi xoang do nấm

Thứ năm, 20:17 21/03/2024 | Bệnh thường gặp

Viêm mũi xoang do nấm là tình trạng viêm mũi xoang với sự hiện diện của nấm gây tổn thương niêm mạc và tổ chức xung quanh. Bệnh rất hay gặp và tái phát trong điều kiện mưa nhiều ẩm ướt như hiện nay.

Viêm mũi xoang do nấm là tình trạng viêm mũi xoang với sự hiện diện của nấm gây tổn thương niêm mạc và tổ chức xung quanh. Bệnh lý viêm mũi xoang do nấm chiếm khoảng 10% các ca bệnh viêm xoang trên toàn thế giới.

Các yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm mũi xoang do nấm

Nguyên nhân thường gặp là do hít phải các bào tử nấm trong môi trường xung quanh. Trong trường hợp tiến triển nặng, nếu không được điều trị nấm sẽ xâm lấn lên não bằng đường trực tiếp hoặc huyết khối động mạch cảnh trong dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Các yếu tố thuận lợi khiến mọi người dễ mắc viêm mũi xoang do nấm là điều kiện khí hậu ấm áp và ẩm ướt như hiện nay thích hợp cho nấm mốc phát triển. Người có bất thường cấu trúc giải phẫu mũi xoang.

Ở một số người đang điều trị thuốc làm mất cân bằng nấm – vi khuẩn tại chỗ, người bệnh bị suy giảm miễn dịch, bệnh tiểu đường, sau hóa xạ trị ung thư… dễ mắc viêm mũi xoang do nấm.

Trời mưa nồm ẩm, cảnh giác với viêm mũi xoang do nấm- Ảnh 1.

Nghẹt mũi hắt hơi là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm mũi xoang do nấm.

Biểu hiện thường gặp của viêm mũi xoang do nấm

Khi mắc viêm mũi xoang do nấm thường có một số biểu hiện sau:

  • Xuất hiện nghẹt mũi.
  • Người bệnh chảy nước mũi (hay gặp chảy nước mũi đục 1 bên).
  • Biểu hiện giảm ngửi hoặc có mùi hôi ở trong mũi.
  • Biểu hiện đau vùng xoang hàm, trước trán, thái dương hoặc đau đầu dai dẳng.
  • Xuất hiện ho đờm kéo dài, ho nhiều về đêm mà điều trị nội khoa không cải thiện hay dễ tái phát.
  • Một số trường hợp không có triệu chứng, phát hiện bệnh rất tình cờ.

Các biểu hiện nặng hơn và nghiêm trọng của bệnh viêm mũi xoang do nấm:

  • Biểu hiện tức ổ mắt, giảm thị lực, lồi mắt, liệt vận nhãn, nhìn đôi, mù. Người bệnh xuất hiện tê bì vùng mặt.
  • Nếu tình trạng xâm nhập vào sọ não gây tổn thương thần kinh nội sọ; gây biến dạng xương hàm mặt; tổn thương mạch máu gây chảy máu ồ ạt.
  • Đặc biệt ở thể dữ dội nếu không được điều trị nấm sẽ xâm lấn lên não bằng đường trực tiếp hoặc huyết khối động mạch cảnh trong dẫn đến tử vong.
  • Các triệu chứng của viêm mũi xoang do nấm không dễ phân biệt do có nhiều điểm giống với các loại viêm xoang khác. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đến ngay bệnh viện thăm khám chuyên khoa tai mũi họng khi xuất hiện các triệu chứng của viêm xoang.
Trời mưa nồm ẩm, cảnh giác với viêm mũi xoang do nấm- Ảnh 2.

Dọn dẹp nhà tránh ẩm mốc bụi bẩn là cách phòng bệnh viêm mũi xoang.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang do nấm

Để chẩn đoán bệnh viêm mũi xoang nấm, các các sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sau:
  • Nội soi mũi xoang: Giúp các bác sĩ đánh giá tổng quan về hốc mũi và các lỗ thông xoang.
  • Chụp CT Scan mũi xoang: Đây là tiêu chuẩn hiện đại nhằm đánh giá một cách chi tiết tình trạng viêm nhiễm ở xoang.
  • Nhuộm soi và giải phẫu bệnh: Tiêu chuẩn "vàng" cho thấy sự hiện diện của nấm trong mẫu bệnh phẩm sau khi được lấy bỏ.

Về điều trị viêm mũi xoang do nấm còn tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Với viêm mũi xoang do nấm đối với thể không xâm nhập có tiên lượng tốt nếu được điều trị kịp thời. Bệnh nhân được điều trị chủ yếu là phẫu thuật qua nội soi, lấy bệnh tích và tổ chức nấm, làm rộng các lỗ thông xoang.

Tóm lại: Viêm mũi xoang do nấm là vấn đề thường gặp nhất vì khí hậu nước ta nằm trong vùng khí ẩm nồm ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho các loại nấm, mốc phát triển. Để phòng ngừa nguy cơ viêm xoang do nấm, người dân nên nâng cao việc chăm sóc sức khỏe tai mũi họng nhằm nâng cao sức đề kháng và chống lại sự xâm nhập của các mầm bệnh.

Theo đó cần giữ ấm mũi, họng; thường xuyên vệ sinh mũi họng; đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh để ẩm mốc; phơi khăn mặt dưới nắng mặt trời. Tránh để mắc các bệnh về mũi họng khiến cơ quan này suy yếu dễ bị nấm tấn công. Khi có biểu hiện người bệnh cần đến khám chuyên khoa tai mũi họng để được phát hiện và điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng nặng của bệnh.


BS Nguyễn Văn Bàng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Top