Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ đột tử khi đá bóng: Cách nhận diện bệnh chết người

Thứ bảy, 09:28 24/02/2024 | Sống khỏe

Theo lời người dân kể, nam thanh niên chơi đá bóng đến tầm 17h cảm thấy mệt nên ra sân nằm nghỉ.

Như Dân trí đã đưa tin, vừa qua, Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Sơn Dương đã cấp cứu một trường hợp bị đột quỵ khi đang chơi bóng.

Theo lời người dân kể, nam thanh niên chơi đá bóng đến tầm 17h cảm thấy mệt nên ra sân nằm nghỉ. Trận bóng tiếp tục diễn ra, đến khoảng 17h30 có người phát hiện nam thanh niên không cử động, mất ý thức nên gọi trạm y tế kiểm tra và gọi cấp cứu tới hỗ trợ.

Ngay lập tức, Trung tâm cấp cứu 115 của phòng khám có mặt tại hiện trường tiếp cận nạn nhân trong tình trạng: mất ý thức, ngừng tim.

Vụ đột tử khi đá bóng: Cách nhận diện bệnh chết người - Ảnh 1.

Bệnh nhân được cấp cứu nhưng không qua khỏi (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Nhận định về vụ việc, theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, khi tham gia chơi thể thao cần chú ý tới sức khỏe của bản thân.

Tình trạng đột quỵ khi chơi thể thao chủ yếu do người bệnh có vấn đề về huyết áp, bệnh lý tim mạch. Hoạt động quá sức khiến bệnh lý tái phát và dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ não có 2 thể là nhồi máu não và xuất huyết não.

Trong đó, nhồi máu não là một dạng của tai biến mạch máu não, xảy ra khi một mạch máu bị tắc, nghẽn, gây hoại tử và chết khu vực não không được cung cấp máu, dẫn đến các chứng đột quỵ và có thể tử vong.

Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu đột ngột xâm lấn vào não, làm tổn thương não.

"Cụ thể khi đá bóng, nhịp tim thay đổi, đập nhanh hơn, nếu không kiểm soát tốt sẽ khiến nhịp tim, huyết áp tăng nhanh, xuất hiện các cơn thiếu máu lên não.

Có thể sau vài phút người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường nhưng đây chính là dấu hiệu dự báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp xảy ra", BS Mạnh cho hay.

Thực tế, khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người có bệnh lý tim mạch từ trước. Có những người đã biết trước bệnh, nhưng chủ quan nghĩ là nhẹ. Cũng có những người có bệnh lý nhưng chưa phát hiện vì không đi khám hoặc khám nhưng không đúng chuyên khoa, không được phát hiện.

Dấu hiệu nhận diện đột quỵ não

Vụ đột tử khi đá bóng: Cách nhận diện bệnh chết người - Ảnh 2.

ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam (Ảnh: CTV).

Theo BS Mạnh, có thể nhận diện sớm các dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc "BE FAST":

- B (Balance - Thăng bằng): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.

- E (Eyesight - Thị lực): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của một hoặc cả 2 mắt.

- F (Face - Khuôn mặt): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

- A (Arm - Cánh tay):  Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng một lúc.

- S (Speech - Giọng nói): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

- T (Time - Thời gian): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Trước đây đột quỵ thường xảy ra với người cao tuổi và người trung niên, người từ 50 tuổi trở lên, gần đây tỷ lệ đột quỵ gia tăng ở cả người trẻ.

Lý do đột quỵ ở người trẻ tăng lên chủ yếu do một số nguyên nhân như:

- Dị dạng mạch máu não, mạch máu có thể có những túi phình hoặc tắc nghẽn.

- Bệnh lý mãn tính không lây (tăng huyết áp, tiểu đường,...).

- Thói quen về sinh hoạt, ăn uống, vận động có thể gây nên đột quỵ như hút thuốc lá, ăn những thức ăn nhanh hoặc chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến việc tích lũy mỡ thừa trong máu.

- Thói quen ít vận động, di chuyển đi lại.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 1 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 6 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 9 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 10 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 10 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top