Sau Tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh dùng tiền mừng tuổi của con để mở sổ tiết kiệm

15/02/2024 14:26

Khi nhiều phụ huynh mở sổ tiết kiệm số tiền lì xì của các con thì không ít bậc cha mẹ lại quyết định tiết kiệm tiền lì xì của con bằng cách "nuôi heo đất".

Ngày 15/2, chia sẻ với phóng viên Gia đình và Xã hội, chị Nguyễn Thị An (32 tuổi, ở Phương Canh, Bắc Từ Liêm) cho biết, sau Tết Nguyên đán, chị An tổng kết tiền mừng tuổi của con gái 7 tuổi được hơn 4,5 triệu đồng.

Với chị An, mặc dù số tiền không lớn và hàng năm chị đều "đút lợn" để tích trữ cho con. Tuy nhiên, do con gái đã lớn, nhận thức được các hình thức tiết kiệm khác nhau nên chị An đã mở sở tiết kiệm riêng cho con gái.

Chị An cho biết: "Nếu mọi năm, cứ nhận tiền lì xì là tự tay con cho tiền vào lợn đất để tích trữ. Tôi muốn con làm vậy để con tự ý thức được hai chữ tích tiền, tiết kiệm nhưng bây giờ con gái đã ý thức được các hình thức tiết kiệm như làm sổ, tiết kiệm online… nên con gái đồng ý mở sổ tiết kiệm".

Sau Tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh dùng tiền mừng tuổi của con để mở sổ tiết kiệm - Ảnh 2.

Khi nhiều phụ huynh mở sổ tiết kiệm số tiền lì xì của các con thì không ít bậc cha mẹ lại quyết định tiết kiệm tiền lì xì của con bằng cách "nuôi heo đất".

Theo chị An, với hình thức này, đến khi con gái được 18 tuổi, sẽ có một khoản tiền nhất định để con có một khởi đầu mới.

Tương tự, chị Trần Thị Hương (38 tuổi, ở Bắc Từ Liêm) cũng mở sổ tiết kiệm bằng chính số tiền mừng tuổi của các con mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Theo chị Hương, gửi tiết kiệm tại ngân hàng không chỉ là một kênh đầu tư sinh lời mà còn là phương thức hữu hiệu nhất để giữ tiền.

"Tôi xem đây là một cách vừa giúp con giữ tiền, lại vừa có thể sinh lời từ số tiền này. Hơn nữa, việc định hướng con nhỏ gửi tiết kiệm từ số tiền mừng tuổi còn mang ý nghĩa giúp trẻ trang bị kiến thức cơ bản về quản lý tài chính cá nhân", chị Hương cho hay.

Trong khi nhiều phụ huynh mở sổ tiết kiệm tiền lì xì của con thì không ít bậc cha mẹ vẫn giữ thói quen "nuôi heo đất" vì lãi suất thấp và hơn hết là muốn giữ cho con thói quen tiền đã vào "lợn" là không thể lấy ra được.

Anh Nguyễn Văn Hậu (29 tuổi, ở quận Hà Đông) vẫn giữ thói quen "nuôi heo đất" chỉ với muốn con thiết lập ý thức tích trữ tiền.

Anh Hậu cho biết: "Con lớn của tôi mới 4 tuổi, nhắc đến tiền mừng tuổi, mỗi khi nhìn thấy "lợn đất" chứa tiền mừng tuổi được bố mẹ đặt trong tủ, các con rất hào hứng và tin rằng, tiền của mình vẫn ở đó".

Cũng theo anh Hậu: "Vợ chồng tôi đã hứa với các con, định kỳ mỗi tuần bố mẹ sẽ thay nhau cho tiền vào "lợn" để đến khi cuối năm "mổ lợn", số tiền tích được sẽ sử dụng để mở sổ tiết kiệm cho con".

Theo khuyến nghị tại các ngân hàng, với 1 triệu đồng, khách hàng có thể gửi tiết kiệm online hoặc tại quầy giao dịch. Nếu không có nhiều thời gian rảnh vào giờ hành chính, khách hàng nên ưu tiên hình thức gửi tiết kiệm online 24/7 ngay tại nhà, trên ứng dụng di động của ngân hàng để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định, có cam kết về thời gian tất toán.

  • Người xếp hàng dài ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chi gần 200.000 đồng để 'xin' chữ đầu năm

    Người xếp hàng dài ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chi gần 200.000 đồng để 'xin' chữ đầu nămĐỌC NGAY

Tùy vào nhu cầu của mình, khách hàng có thể lựa chọn chọn kỳ hạn theo tháng hoặc theo năm. Thông thường, kỳ hạn càng dài thì mức lãi suất càng cao. Lãi suất của hình thức gửi tiết kiệm này sẽ được quy định bởi ngân hàng và thay đổi theo từng thời kỳ.

Khách hàng hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm online trên ứng dụng di động của ngân hàng, thông qua đó có thể thực hiện mọi thao tác như kiểm tra thông tin lãi suất, gửi tiền, tất toán, tái tục,... trên thiết bị di động.

Đối với cả 2 hình thức gửi tiết kiệm tại quầy và gửi tiết kiệm online, tiền lãi sẽ phụ thuộc vào kỳ hạn gửi tiết kiệm. Kỳ hạn càng dài thì tiền lãi càng cao. Trường hợp nhận lãi vào cuối kỳ sẽ cao hơn nhận hàng tháng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sau Tết Nguyên đán, nhiều phụ huynh dùng tiền mừng tuổi của con để mở sổ tiết kiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO