Vật liệu nổ công nghiệp là gì? Tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có cần báo cáo đến UBND cấp xã không?
Căn cứ khoản 7 và khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.
Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
(i) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích.
(ii) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
Tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không cần báo cáo đến UBND cấp xã
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư 13/2018/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 42/2019/TT-BCT), tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp báo cáo Sở Công Thương về tình hình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trước ngày 05/7 đối với báo cáo 6 tháng, trước ngày 05/01 đối với báo cáo năm theo quy định tại Mẫu 2 Phụ lục IX - ban hành kèm theo Thông tư 13/2018/TT-BTC.
Như vậy, tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp báo cáo định kỳ với Sở Công Thương theo quy định nêu trên.
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 13/2018/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 31/2020/TT-BCT), tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ báo cáo đột xuất với cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:
(i) Báo cáo Công an cấp huyện và Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện:
- Xảy ra xâm nhập trái phép khu vực tồn trữ vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, mất cắp, thất thoát
- Xảy ra tai nạn, sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
(ii) Báo cáo Sở Công Thương nơi tiến hành hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong vòng 48 giờ khi chấm dứt hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
(iii) Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
>> - Mẫu 4 Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư 13/2018/TT-BTC.
Như vậy, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện báo cáo đột xuất với Sở Công Thương hoặc Công an cấp huyện theo quy định nêu trên.
Tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không cần báo cáo đến UBND cấp xã.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bơi khoản 6 Điều 1 Thông tư 31/2020/TT-BCT), bao gồm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí và vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 31/2020/TT-BCT.
Một số lưu ý:
(i) Tổ chức sản xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp mới chưa có trong (không bao gồm vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí) gửi văn bản đăng ký đến Bộ Công Thương để công nhận kết quả đăng ký, xem xét và bổ sung vào .
quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 13/2018/TT-BTC.
(ii) Việc thử nghiệm, nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp mới thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ số QCVN 01:2019/BCT.
(iii) Vật liệu nổ công nghiệp thực hiện ghi nhãn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tổ chức sản xuất, nhập khẩu phải ghi tên vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại và được phép ghi thêm tên thương mại của sản phẩm.
(iv) Tổ chức sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.