Vấn đề sức khoẻ tâm thần càng trở nên nặng nề hơn, bởi đại dịch COVID-19 đã làm tăng tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần, làm nặng lên tình trạng sức khoẻ tâm thần vốn có từ trước...
Ngày 10/10 hằng năm là ngày Sức khoẻ tâm thần thế giới, nhằm nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ sức khoẻ tâm thần, một lĩnh vực sức khoẻ quan trọng nhưng còn chưa được quan tâm phù hợp...
Tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm tăng lên rõ rệt trong và sau thời kỳ đại dịch COVID-19. Những vấn đề rối loạn liên quan đến stress cũng tăng cao, đặc biệt những rối loạn liên quan đến đối tượng cụ thể là COVID-19 như rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu, người bệnh luôn luôn lo lắng sợ hãi mình bị nhiễm COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, tỷ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm tăng lên khoảng 25% so với cùng thời kỳ trước khi có đại dịch COVID-19.
Tăng sử dụng rượu, các chất kích thích gây nghiện, nghiện game, nghiện mạng xã hội, nghiện xem phim có thể dẫn đến những hậu quả thứ phát như mất ngủ, rối loạn cảm xúc, hành vi, suy kiệt, mệt mỏi…
Tăng tỉ lệ bạo lực về thể chất tinh thần trong gia đình, lạm dụng tình dục gia tăng...rối loạn giấc ngủ
Dấu hiệu trầm cảm ẩn - Cách nhận biết và khắc phụcNhiều người đã mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh có những vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Trong giai đoạn nhiễm COVID-19, những bệnh nhân này không có sự liên lạc với gia đình, người thân khi bị cách ly hay điều trị trong bệnh viện, và một tỉ lệ cao những bệnh nhân này sau khi ra viện và khỏi bệnh COVID-19 mắc chứng rối loạn stress sau sang chấn, có thể lên tới 32%, rối loạn trầm cảm chiếm tỉ lệ 15%, rối loạn lo âu 14,8%.
Đặc biệt là hội chứng COVID-19 kéo dài và sức khỏe tâm thần liên quan đến COVID-19.
Người bệnh tâm thần dễ bị nhiễm COVID-19 hơn và khi nhiễm thì sẽ có nhiều nguy cơ nặng hơn vì bệnh nhân tâm thần không có ý thức phòng bệnh và tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh. Ở người bệnh tâm thần có tình trạng lạm dụng rượu, sử dụng nhiều loại thuốc, lang thang vô gia cư, có thể có bệnh lý cơ thể kết hợp mà không được điều trị…
Những người cao tuổi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, đặc biệt là sa sút trí tuệ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, rối loạn tâm thần sẽ nặng hơn.
Trẻ em với các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như bệnh tăng động giảm chú ý, tự kỷ...
Có rất nhiều nguyên nhân như việc phong toả và giãn cách xã hội dẫn đến sự cô đơn về xã hội, mất thu nhập, cảm giác bị cô độc, không được tham gia các hoạt động ngoài trời, không được sử dụng các dịch vụ cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, dành nhiều thời gian để sử dụng rượu hay các chất kích thích hoặc dành cho việc ăn uống. Thời gian trẻ học online hay người lớn làm việc online sẽ có nhiều thời gian tiếp cận với các phương tiện điện thoại, máy tính, dẫn đến việc chơi game, sử dụng mạng xã hội nhiều dẫn đến nghiện game…
Đại dịch COVID-19 dẫn đến tình trạng thất nghiệp, bất ổn về tài chính, nghèo đói, gây khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, nhất là những đối tượng không có bảo hiểm y tế. Nhiều ngành nghề như du lịch, dịch vụ ăn uống, kinh doanh khách sạn, cửa hàng cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề...
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: Thông tin chúng tôi có được về tác động của COVID-19 đối với của thế giới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đây là một lời cảnh tỉnh cho tất cả các quốc gia để quan tâm hơn đến sức khỏe tâm thần và làm tốt hơn nữa việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho người dân...
Ngày sức khoẻ tâm thần thế giới năm nay, 10/10/2022, với chủ đề: "sức khoẻ tâm thần cho mọi người là vấn đề ưu tiên toàn cầu – make mental health for all a global priority" được WHO đưa ra đã nhấn mạnh vai trò của sức khoẻ tâm thần đối với tất cả mọi người trên toàn thế giới, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19, vấn đề sức khoẻ tâm thần càng trở nên nặng nề.
Để chủ đề này trở thành hiện thực cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người trên toàn thế giới, để vấn đề sức khoẻ tâm thần được quan tâm một cách phù hợp trong việc chăm sóc sức khoẻ chung.
WHO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã kêu gọi có những hành động cụ thể để giải quyết những lo ngại về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng lao động.
Ước tính có khoảng 12 tỷ ngày công bị mất hàng năm do chứng trầm cảm và lo lắng gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu gần 1 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Hướng dẫn toàn cầu của WHO về sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc khuyến nghị các hành động để giải quyết các rủi ro đối với sức khỏe tâm thần như khối lượng công việc nặng, hành vi tiêu cực và các yếu tố khác gây ra tình trạng đau khổ trong công việc. Lần đầu tiên WHO khuyến nghị đào tạo người quản lý, nhằm nâng cao năng lực của họ để ngăn chặn môi trường làm việc căng thẳng và để ứng phó với những người lao động gặp rủi ro này.
TS. BS Trịnh Thị Bích Huyền
Viện Sức khỏe Tâm thần