Không chỉ làm cảnh, đinh lăng còn là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, dưới đây là những tác dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng.
Từ lâu cây đinh lăng được biết đến là vị thuốc quý trong Đông y. Bên cạnh việc trồng làm cảnh, các bộ phận của cây đinh lăng còn có thể trồng làm thuốc. Dưới đây là tác dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng.
Tổng quan về cây đinh lăng
Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây đinh lăng có tên gọi khác là cây gỏi cá, nam dương sâm. Tên khoa học của cây đinh lăng là Poliscias fruticosa Harms, thuộc Họ Nhân sâm - Araliaceae.
Cây bụi cao 0,8-1,5m hoặc hơn, nhẵn và không có gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20-40cm, lá chét cuống mảnh, dài 5-15mm, dạng màng, răng không đều, thường bị khía hoặc chia thùy, nhọn, dài 3-10cm, rộng 0,6-4cm. Hoa nhỏ, thành chùy, tán ngắn, dài 7-18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng cỡ 3-4mm, dày1mm mang các vòi nhụy tồn tại.
Cây có gốc ở quần đảo Polynêdi, nay được trồng ở nước ta, Lào, Campuchia và ở các vùng nhiệt đới của Cựu lục địa. Cây được trồng trong các vườn gia đình và ở cả các đình chùa, có khi trồng làm hàng rào.
Lá của cây mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng. Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà.
Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Tác dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng
Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Trong củ chứa 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1. Trong cây đinh lăng một số hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm.
Bộ phận dùng:
Tác dụng:
Chủ trị:
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng:
1. Bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi
Bài 1: Lá hình lăng tươi 150-200g, 200ml nước
Đun sôi 200ml nước, cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Đun sôi tiếp, trộn hai nước với nhau, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 2. Bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực
Vỏ rễ củ đinh lăng: Tùy dùng, để ngâm rượu uống.
2. Tiêu thực, kích thích tiêu hóa
Vỏ rễ đinh lăng: 10g, 200ml nước.
Bạn cần đun sôi nhỏ lửa còn 150ml chia 2-3 lần uống trong ngày.
3. Lợi sữa sau sinh
Vỏ rễ củ đinh lăng: 20g; Gừng tươi: 3 lát
Đổ 500 ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng, dùng liền 5 ngày.
4. Chữa tắc tia sữa
Rễ đinh lăng (bỏ lõi) 40g. Sắc uống.
5. Phòng chống đau dạ con đối với phụ nữ sau đẻ
Rễ (bỏ lõi), cành, lá sao: Đủ dùng. Sắc uống thay trà.
6. Chữa mẩn ngứa, dị ứng, mày đay
Lá đinh lăng khô: 80g. Đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống, dùng liền 10 ngày.
7. Chữa ho, hen suyễn
Rễ đinh lăng (bỏ lõi): 10g
Nghệ vàng : 08g
Bách bộ: 08g
Đậu săn: 08g
Vỏ rễ Dâu (tang bạch bì): 08g
Rau tần dày lá: 08g
Xương bồ: 06g
Gừng khô: 04g
Đổ 800ml nước sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. Mỗi liệu trình 10 ngày.
8. Hỗ trợ điều trị phong thấp
Rễ đinh lăng (bỏ lõi) : 20g
Rễ cỏ xước: 8g
Thiên niên kiện: 8g
Cối xay: 8g
Hà thủ ô chế: 8g
Huyết rồng: 8g
Trần bì: 4g
Quế chi: 4g
Đổ 800ml nước sắc còn 300ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng, dùng liền 10 ngày.
9. Chữa đau lưng do thay đổi thời tiết
Cành, lá đinh lăng: 30g
Rễ cây xấu hổ: 15g
Cúc tần: 15g
Cam thảo dây: 15g
Tất cả cho vào ấm đổ 800ml nước sắc còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Trên đây là những tác dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn muốn sử dụng cây đinh lăng để chữa bệnh gì vẫn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng.