Theo quy định ở Việt Nam, khi tham gia giao thông, các phương tiện đều được giới hạn tốc độ tối đa, tối thiểu với từng khu vực đường, làn đường.
Câu hỏi đặt ra là vì sao nhà sản xuất không giới hạn tốc độ cho phương tiện?
Theo các chuyên gia về xe, bất cứ phương tiện nào nhà sản xuất cũng đều giới hạn tốc độ theo quy chuẩn quốc tế, đó chính là giới hạn tốc độ của xe được ghi trên đồng hồ công tơ mét.
Chẳng hạn trên đồng hồ công tơ mét của xe máy được ghi tốc độ giới hạn cho phép là 120km/h hoặc trên xe ô tô ghi 250km/h. Đó chính là giới hạn tốc độ tối đa của nhà sản xuất khi tài xế lái xe trong phần đường, làn đường cho phép.
Đồng hồ tốc độ trên hầu hết các loại ô tô đều ở mức từ 140 - 160 mph, tương đương với tốc độ từ 225 - 257 km/h. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết chúng ta không bao giờ lái xe nhanh đến mức đó. Và cũng tùy vào tình hình cụ thể của mỗi nước, mỗi đường khác nhau như đường cao tốc, đường dân sinh, đường nội đô…mà tài xế có thể điều khiển phương tiện ở tốc độ khác nhau.
Có thể thấy các hãng sản xuất xe lớn chủ yếu dùng công nghệ chung cho thị trường nhiều nước, nên khó áp dụng cho từng nước khác nhau. Còn giới hạn tốc độ trên đường thì được áp dụng theo quy định của mỗi quốc gia, khu vực và dành riêng cho từng đường hay khu vực cụ thể.
Quy định tốc độ giới hạn là nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Theo đó, ở đoạn đường cong, đường trơn trượt, đường cắt qua khu dân cư phải quy định tốc độ giới hạn thấp để đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông, cho người điều khiển phương tiện giao thông và cả người đi bộ trên đường.
Mỗi loại xe có tải trọng khác nhau, có mức độ ma sát khác nhau với mặt đường, do đó phải quy định tốc độ giới hạn cho từng loại xe, tránh tình trạng lật xe, mất lái hoặc va chạm có thể xảy ra.