Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững.
Tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững (Hình từ Internet)
Để quản lý sức khỏe đất trồng trọt được triển khai đồng bộ, hiệu quả, thực chất đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất trồng trọt bền vững, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chỉ thị 6656/CT-BNN-TT ngày 09/9/2024 về tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Doanh nghiệp, Hiệp hội tập trung thực hiện một số nội dung sau:
(1) Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cục Trồng trọt: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng tiêu chí xác định, biện pháp quản lý và quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa. Xây dựng hệ thống các hướng dẫn về cấu trúc dữ liệu sức khỏe đất trồng trọt để đảm bảo thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất trồng trọt, hướng dẫn các địa phương chủ động tiến hành xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất trồng trọt.
- Cục Bảo vệ thực vật
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy trình sử dụng thuốc BVTV, phân bón tiết kiệm, cân đối theo hướng ưu tiên phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học và tối ưu hóa các loại thuốc BVTV, phân bón cho từng cây trồng gắn với từng loại đất cụ thể.
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích việc phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học cải tạo đất.
- Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Cục Trồng trọt và các đơn vị liên quan xây dựng chương trình nghiên cứu về sức khoẻ đất đảm bảo tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý sức khoẻ đất gần với phát triển trồng trọt bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính.
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia: Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận về sức khỏe đất gần sản xuất trồng trọt bền vững; tập huấn cho nông dân và cán bộ kỹ thuật địa phương các quy trình canh tác, quy trình duy trì, bảo vệ và cải tạo đất... xây dựng các mô hình bảo vệ sức khỏe đất gần với sản xuất trồng trọt.
- Vụ Hợp tác quốc tế: Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan huy động tối đa nguồn lực quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ nâng cao sức khỏe đất trồng trọt.
- Các cơ quan nghiên cứu: Đề xuất, thực hiện các đề tài, chương trình điều tra, đánh giá, nghiên cứu về sức khỏe đất, quy trình canh tác bền vững gắn với bảo vệ đất, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, đánh giá định kỳ chất lượng, độ phì nhiêu đất để làm cơ sở đưa ra giải pháp quản lý sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái và từng loại cây trồng.
- Các đơn vị khác: Phối hợp với Cục Trồng trọt tuyên truyền và triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý sức khỏe đất trồng trọt.
(2) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách của trung ương, chủ động xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án của địa phương về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế, lồng ghép các nội dung về tăng cường sức khỏe đất trồng trọt với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Chủ động triển khai các hoạt động quản lý nhà nước, điều tra, đánh giá, cải tạo đất trồng trọt làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và từng loại cây trồng của địa phương. Hướng dẫn, bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ này.
(3) Các doanh nghiệp, hội, hiệp hội
- Tăng cường tuyên truyền cho hội viên phối hợp tuyên truyền cho người dân và các tổ chức, các cá nhân liên quan về quy định pháp luật; vai trò của sức khỏe đất hưởng tới sản xuất trồng trọt bền vững. Phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất nhiệm vụ khoa học, dự án; thực hiện thí điểm mô hình quản lý sức khỏe đất gắn với phát triển trồng trọt bền vững đối với cây trồng chủ lực tại một số vùng sản xuất tập trung theo hướng xã hội hóa.