Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết về việc tắt sóng 2G, điện thoại cục gạch còn nghe gọi được không?
Tắt sóng 2G, điện thoại cục gạch còn nghe gọi được không? (Hình từ internet)
Khi tắt sóng 2G đồng nghĩa với việc các thiết bị điện thoại di động đời cũ chỉ hỗ trợ mạng 2G sẽ không thể sử dụng được tính năng cơ bản là nghe cuộc gọi, nhận cuộc gọi và nhắn tin. Do đó, các mẫu điện thoại 2G phổ biến một thời như Nokia 1280, Nokia 6300, Nokia 110i,... sẽ không còn nghe gọi và nhắn tin được nữa.
Tuy nhiên, không phải mọi điện thoại cục gạch đều mất khả năng nghe gọi khi tắt sóng 2G. Hiện nay có rất nhiều các mẫu điện thoại cục gạch đời mới đã được các nhà sản xuất trang bị khả năng kết nối 3G, 4G nên việc cắt sóng 2G sẽ không ảnh hưởng đến các thiết bị này.
Theo Thông tư 10/2024/TT-BTTTT ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư 04/2024/TT-BTTTT, thời điểm tắt sóng 2G như sau:
- Ngưng hiệu lực thi hành điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-BTTTT ngày 30/4/2024 quy hoạch băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 15/10/2024.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
…
2. Giấy phép sử dụng băng tần được cấp theo quy định tại Thông tư này thì hệ thống thông tin di động hiện có theo tiêu chuẩn GSM trên băng tần 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz được tiếp tục sử dụng với các điều kiện sau:
a) Kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng GSM cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M)3 hoặc cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK;
…
- Ngưng hiệu lực thi hành điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2024/TT-BTTTT ngày 10/5/2024 quy định băng tần 880-915 MHz và 925-960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam từ ngày 16/9/2024 đến hết ngày 15/10/2024.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
…
2. Giấy phép sử dụng băng tần được cấp theo quy định tại Thông tư này thì hệ thống thông tin di động hiện có theo tiêu chuẩn GSM trên băng tần 880-915 MHz và 925-960 MHz được tiếp tục sử dụng với các điều kiện sau:
a) Kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao kết nối vào mạng GSM cho mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa thiết bị với thiết bị (M2M)[3] hoặc cung cấp dịch vụ tại khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK;
…
Như vậy, thời điểm tắt sóng 2G sẽ bắt đầu từ 0h ngày 16/10/2024.
Theo Kế hoạch tại Quyết định 805/QĐ-TTg, Thủ tướng đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông chỉ tiêu đến năm 2030 như sau:
* Về mạng bưu chính: Các Trung tâm Bưu chính khu vực và Trung tâm Bưu chính vùng thuộc Mạng bưu chính công cộng theo Quyết định 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024:
- Năng lực khai thác bình quân của Trung tâm Bưu chính khu vực đạt trên 15.750 tấn bưu gửi/ngày.
- Các Trung tâm Bưu chính vùng có năng lực khai thác bình quân trên 5.000 tấn bưu gửi/ngày.
* Về hạ tầng số: Hạ tầng mạng truy cập băng rộng cố định được đầu tư, nâng cấp bảo đảm 100% người sử dụng có khả năng truy nhập với tốc độ trên 1Gb/s.; Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo.
* Về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số: 100% cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và trên 50% người dân sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp.