Tên chất thải trên hợp đồng xử lý chất thải không đúng với giấy phép môi trường có bị phạt không? Mức đóng phạt vi phạm về giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, đối với cá nhân có hành vi vi phạm về tên trên hợp đồng xử lý chất thải khác với giấy phép môi trường (trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30, 31, 35, 38 Nghị định 45/2022/NĐ-CP), mức phạt tiền tương ứng với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của các cấp theo bảng dưới đây:
Tên chất thải trên hợp đồng xử lý chất thải trong nội dung giấy phép môi trường
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp huyện | |
Hành vi vi phạm | - Vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g khoản 1 Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. |
Mức phạt | - Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng. |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | |
Hành vi vi phạm | - Vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g khoản 2 Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. |
Mức phạt | - Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. |
Bộ Tài nguyên và Môi trường | |
Hành vi vi phạm | - Vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g khoản 3 Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. |
Mức phạt | - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. |
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm, cụ thể là tên trên hợp đồng xử lý chất thải khác với giấy phép môi trường. Đối với tổ chức có cùng hành vi viphạm sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức phạt nêu trên.
Căn cứ Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường 2020, quyền và nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
- Được thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi trường.
- Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết.
- Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.
- Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.