Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...
Ung thư dạ dày xảy đến bất ngờ với nam thanh niên 26 tuổi (Trung Quốc). Thời gian gần đây, anh luôn cảm thấy đau bụng trên, chóng mặt, chân tay yếu. Quan sát thấy phân của mình luôn có màu sẫm, nhưng vì nghĩ bản thân mắc bệnh dạ dày mãn tính, nên mỗi lần lên cơn đau, anh chỉ uống một ít thuốc mà chủ quan không đi khám.
Đến khi các dấu hiệu ngày càng trầm trọng, thanh niên này mới miễn cưỡng đến bệnh viện để nội soi dạ dày, kết quả cho thấy anh mắc căn bệnh ung thư tuyến hang vị dạ dày.
Bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật nội soi cắt bỏ 2/3 dạ dày và các hạch bạch huyết xung quanh. May mắn cho bệnh nhân là xung quanh tổn thương chỉ sưng hạch và không có di căn xa rõ ràng. Vậy nên sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục điều trị, quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.
Khai thác bệnh sử, bác sĩ biết rằng Tiểu Hoàn có thói quen gọi đồ ăn mang đi với tần suất 300 lần/năm, thường xuyên đi ăn thịt nướng và uống nước, thức khuya, ăn đêm... Tính tất cả lại thì mọi thứ diễn ra tới 400 lần/năm, tức ngày nào anh cũng mắc phải những thói quen xấu này, thậm chí có ngày còn mắc phải tới 2-3 lần. Chính những thói quen xấu lặp đi lặp lại này là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh hiện tại của anh.
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta dễ bị cuốn theo guồng quay công việc nên bỏ qua việc thực hành các thói quen tốt. Những thói quen dưới đây có thể là chất xúc tác:
Những người duy trì thói quen ăn uống đều đặn, ít bỏ bữa sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn. Dạ dày sẽ khoẻ mạnh và hoạt động tốt khi chúng ta tuân thủ theo một chế độ ăn trong một khung giờ giấc cố định. Khi chúng ta ăn đúng giờ làm việc của dạ dày, nó sẽ tiêu hoá thức ăn hiệu quả hơn, không bị tổn thương. Trong trường hợp vì quá bận mà chúng ta không kịp ăn đúng giờ thì nên "chữa cháy" bằng một món ăn nhẹ trước để khiến dạ dày không bị đói. Sau đó sẽ bổ sung bữa ăn chính sớm nhất có thể.
Thức ăn nóng có thể gây nguy hiểm cho dạ dày của chúng ta vì niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương khi tiêu hoá thức ăn có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ. Điều này sẽ gây bỏng dạ dày và gây ra biến đổi bệnh lý, từ đó dẫn đến ung thư dạ dày. Tốt hơn là nên hạn chế tiêu thụ thức ăn quá nóng (từ 500C trở lên) vì chúng gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bạn cảm thấy đói cồn cào, nghĩa là axit dịch vị đã tăng cao và bắt đầu tấn công dạ dày. Khi đó, việc ăn các loại trái cây có tính axit như hồng, dứa (thơm), xoài, cóc, me hay uống nước chanh, v.v, sẽ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Trong thời gian ngắn, thói quen này sẽ gây viêm loét dạ dày. Nếu viêm loét dạ dày kéo dài, nó sẽ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và những yếu tố khác gây ung thư dạ dày.
Hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, đặc biệt là ở vị trí tâm vị - một phần cấu tạo của dạ dày, ở vị trí gần thực quản nhất. Các loại hóa chất trong thuốc lá sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều chất độc hại, làm suy yếu cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, việc uống rượu bia thường xuyên cũng khiến các tế bào trong cơ thể bị tổn thương và gây biến đổi DNA. Quá trình tự biến đổi DNA này có thể sản sinh ra các DNA lỗi gây ra ung thư.