Thanh niên 27 tuổi bị bắt vì lừa đảo bằng "fake bill" chuyển khoản

Diệu Ly 25/10/2024 11:35

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) đã có kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố đối với Nguyễn Bảo Quân (27 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Với thủ đoạn tinh vi, Quân đã lợi dụng các ứng dụng trên mạng xã hội để tạo ra những hình ảnh giao dịch chuyển khoản giả mạo, hay còn gọi là "fake bill", nhằm đánh lừa người bán hàng online.

Cụ thể, Quân đã tạo ra những bức ảnh chụp màn hình giao dịch chuyển khoản vô cùng chân thực, giống hệt như các ứng dụng ngân hàng thực sự.

853abe8d-910c-4ec8-9301-406cbc894aa6.jpeg
Nguyễn Bảo Quân tại cơ quan công an. (Ảnh:CACC)

Trong suốt tháng 7/2024, Quân đã liên tiếp thực hiện hành vi lừa đảo đối với nhiều nạn nhân trên địa bàn thành phố Biên Hòa và các tỉnh lân cận. Cụ thể, bằng cách hỏi mua 4 điện thoại di động và 1 laptop của các bị hại, Quân đã sử dụng những "fake bill" này để thuyết phục các nạn nhân tin rằng mình đã chuyển tiền.

Các nạn nhân của Quân bao gồm anh T.L, anh M.T (ngụ TP. Biên Hòa), chị G.H.K (ngụ tỉnh Cà Mau) và anh M.D (ngụ TP. Hồ Chí Minh). Tổng số tiền mà Quân chiếm đoạt lên đến hơn 51 triệu đồng.

Trước tình hình tội phạm công nghệ ngày càng gia tăng, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác với các hình thức lừa đảo trực tuyến.

Dưới đây là một số lưu ý để phòng tránh:

Một là, thường xuyên nâng cao nhận thức về các phương thức, thủ đoạn l/ừa đảo trực tuyến thông qua nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội chính thống của cơ quan Nhà nước... Cần chú ý bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong quá trình tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn (link) website không rõ nguồn gốc; chỉ cài đặt các ứng dụng trực tuyến từ các nguồn chính thức của hệ điều hành điện thoại.

Hai là, qua thực tiễn có thể thấy rằng các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau và liên tục thay đổi kịch bản nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tiền trong các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, ứng dụng thanh toán trực tuyến… của nạn nhân.

Do đó, khi gặp những tình huống yêu cầu thực hiện các hoạt động liên quan các loại tài khoản hay cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại dùng để đăng ký tài khoản và yêu cầu chuyển khoản… thì phải hết sức cảnh giác, lưu ý, kiểm tra kỹ tất cả các thông tin liên quan trước khi thực hiện việc giao dịch.

Theo congly.vn
https://congly.vn/thanh-nien-27-tuoi-bi-bat-vi-lua-dao-bang-fake-bill-chuyen-khoan-456297.html
Copy Link
https://congly.vn/thanh-nien-27-tuoi-bi-bat-vi-lua-dao-bang-fake-bill-chuyen-khoan-456297.html
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thanh niên 27 tuổi bị bắt vì lừa đảo bằng "fake bill" chuyển khoản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO