Bài viết sau có nội dung về cách xác định thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia trong Thông tư 33/2014/TT-BTC.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2014/TT-BTC thì việc xác định thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia như sau:
-Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng tổng các thời gian (được cộng dồn) như sau:
+ Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách trong các thời kỳ, gồm:
++ Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại Cục Dự trữ vật tư nhà nước thuộc Bộ Vật tư, Cục Dự trữ lương thực thuộc Bộ Lương thực và Thực phẩm, Cục Quản lý dự trữ vật tư thuộc Bộ Nội thương trước ngày 18/02/1984;
++ Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước trong khoảng thời gian kể từ ngày 18/02/1984 đến trước ngày 08/9/1988;
+ Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại Cục Dự trữ quốc gia trong khoảng thời gian kể từ ngày 08/9/1988 đến trước ngày 20/8/2009;
++ Thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước kể từ ngày 20/8/2009 trở đi.
+ Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề ở các ngành khác, gồm:
++ Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an, ngành cơ yếu (nếu có); thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm (nếu có) được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP;
++ Thời gian làm công tác kiểm tra Đảng được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Quyết định 275-QĐ/TW năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
++ Thời gian làm nhà giáo được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP.
++ Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định của các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
- Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên:
+ Thời gian tập sự hoặc thời gian hợp đồng làm việc có thời hạn;
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội theo từng thời kỳ;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Nguồn kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 7 Thông tư 33/2014/TT-BTC như sau:
- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BTC do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
- Việc lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước 2015.