Thời hạn đề nghị áp dụng miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là bao lâu? Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần ở Việt Nam áp dụng cho loại thuế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 205/2013/TT-BTC, trừ khi được quy định khác tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định) về giới hạn hưởng lợi Hiệp định, Cơ quan thuế Việt Nam sẽ từ chối đề nghị áp dụng Hiệp định trong trường hợp người đề nghị đề nghị áp dụng Hiệp định đối với số thuế đã phát sinh quá ba năm trước thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định.
Ví dụ: trong giai đoạn từ 2006 đến 2012, doanh nghiệp V của Việt Nam hàng năm có thu nhập từ tiền bản quyền tại Ma-lai-xi-a và hàng năm đều đã nộp thuế tại Ma-lai-xi-a theo quy định tại Hiệp định giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a. Vào ngày 01/10/2012, doanh nghiệp V nộp hồ sơ đề nghị khấu trừ thuế theo Hiệp định giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a đối với toàn bộ số thuế đã nộp tại Ma-lai-xi-a trong giai đoạn từ 2006 đến 2012. Trong trường hợp này, Cơ quan thuế Việt Nam chỉ xem xét khấu trừ thuế tại Việt Nam đối với số tiền đã nộp cho số thuế phát sinh tại Ma-lai-xi-a trong giai đoạn 3 năm từ ngày 01/10/2009 đến ngày 01/10/2012.
Như vậy, trừ khi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có quy định khác về giới hạn hưởng lợi, Cơ quan thuế Việt Nam sẽ từ chối đề nghị áp dụng Hiệp định nếu người đề nghị muốn áp dụng cho số thuế đã phát sinh quá 03 năm trước thời điểm đề nghị. Do đó, thời hạn đề nghị áp dụng miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là 03 năm kể từ thời điểm phát sinh thuế.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 |
Thời hạn đề nghị áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là 3 năm từ khi phát sinh thuế
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 2 Thông tư 205/2013/TT-BTC, các loại thuế áp dụng trong các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản được quy định cụ thể tại từng Hiệp định.
Trong trường hợp của Việt Nam, các loại thuế được áp dụng là:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Trong trường hợp của các Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, các loại thuế áp dụng Hiệp định được quy định cụ thể tại Điều 2 của Hiệp định (thường là Khoản 3 của Điều 2).
Ví dụ 2: Tại Điều 2, Khoản 3, Điểm b) Hiệp định giữa Việt Nam và nước N quy định như sau: “3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định là: ... b) Tại nước N: i) thuế thu nhập; ii) thuế công ty; và iii) các loại thuế cư trú của địa phương đánh trên thu nhập.” |
Theo quy định nêu trên, trường hợp một địa phương của nước N có một loại thuế cư trú địa phương đánh trên thu nhập của các đối tượng cư trú và không cư trú của nước N thì loại thuế cư trú địa phương đánh trên thu nhập đó sẽ thuộc phạm vi áp dụng Hiệp định giữa Việt Nam và nước N.
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 205/2013/TT-BTC, các đối tượng sau đây được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam:
(i) Các cá nhân là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
+ Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
Ví dụ 1 Trong năm 2010, một chuyên gia Nhật Bản sang làm việc tại Việt Nam trong vòng 10 tháng. Hai tháng trong năm 2010 (tháng 6 và tháng 12) chuyên gia này về phép thăm gia đình. Trong năm 2009, chuyên gia sống và làm việc tại Nhật Bản. Năm tính thuế của Nhật Bản từ ngày 01/4 đến ngày 31/3 năm sau. Như vậy, trong năm 2010, do chuyên gia Nhật Bản đã chủ yếu làm việc tại Việt Nam và thường xuyên sống tại Việt Nam, nên mặc dù chuyên gia vẫn có nhà ở và có gia đình tại Nhật Bản và mang quốc tịch Nhật Bản, chuyên gia vẫn được coi là một đối tượng cư trú của Việt Nam cho mục đích thuế. (Quy định tại Điều 4, Khoản b, Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản). Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 01/2010 đến ngày 30/3/2010, chuyên gia được coi như đối tượng cư trú của Nhật Bản cho mục đích quyết toán thuế tại Việt Nam và Nhật Bản. |
(ii) Các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam.