Dự án đường Vành đai 4 Tp.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng có điểm đầu tuyến tại ngã tư Tóc Tiên - Châu Pha (TX.Phú Mỹ), điểm cuối trên địa phận H.Châu Đức, giáp ranh với Đồng Nai.
Vành đai 4 Tp.HCM đi qua địa phương này dự kiến được đầu tư theo hình thức nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và một phần kinh phí xây lắp. Tổng mức đầu tư khoảng 7.972 tỉ đồng, trong đó vốn Nhà nước 3.965 tỉ đồng, chiếm 49,74%; vốn nhà đầu tư 4.007 tỉ đồng chiếm 50,26%. Thời gian hoàn vốn 20 năm.
Tổng chiều dài tuyến đường Vành đai 4 Tp.HCM hơn 206 km, trong đó đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 18,23 km, có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 8.000 tỉ đồng.
Dự án Vành đai 4 Tp.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng có điểm đầu tuyến tại ngã tư Tóc Tiên - Châu Pha (TX.Phú Mỹ), khu vực nút giao với cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu và đường Hội Bài - Phước Tân (ĐT992); điểm cuối trên địa phận H.Châu Đức, giáp ranh với Đồng Nai (đoạn tiếp nối với dự án đường Vành đai 4 TP.HCM trên địa bàn Đồng Nai).
Trên tuyến có bố trí 3 nút giao liên thông, gồm: đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường ĐT992, đường DT991 (đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao – Hoà Bình) và đường quy hoạch quốc lộ 51C.
Giai đoạn 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng toàn bộ mặt cắt theo quy hoạch rộng 74,5m. Đầu tư theo quy mô 4 làn cao tốc, tốc độ thiết kế 100 km/h.
Trong khi đó, Vành đai 4 Tp.HCM đoạn qua Bình Dương dự kiến khởi công trong năm 2024. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3, nâng cấp quốc lộ 13.
Đường vành đai 4 Tp.HCM đoạn qua Bình Dương có chiều dài khoảng 47,85 km, có điểm đầu xuất phát từ cầu Thủ Biên (H.Bắc Tân Uyên) đi qua Khu công nghiệp (KCN) VSIP3, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại P.Hội Nghĩa (TP.Tân Uyên). Sau đó, đường Vành đai 4 TP.HCM tiếp tục đi qua KCN VSIP 2A (TP.Thủ Dầu Một), KCN Mỹ Phước 3 (TX.Bến Cát)… và kết thúc tại cầu Phú Thuận (TX.Bến Cát) băng qua sông Sài Gòn (H.Củ Chi, TP.HCM).