Thu nhập của nhân sự ngành F&B: Mức lương quản lý bếp cao hơn quản lý cửa hàng, nhân viên pha chế được trả 'bèo' nhất chỉ 15.000 đồng/giờ

Theo Thảo Vân 21/08/2024 14:26

Theo báo cáo ngành F&B 6 tháng đầu năm 2024 của iPOS, hiện Việt Nam đang có khoảng gần 3 triệu nhân sự ngành F&B với mức thu nhập dao động từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng, tùy thuộc vào từng vị trí.

Ngày 21/8, iPOS.vn công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024, dựa trên nghiên cứu gần 1.000 nhà hàng/quán cà phê cùng hơn 2.300 thực khách và 1.307 nhân sự ngành F&B tại Việt Nam. 

Theo đó, thống kê của iPOS cung cấp các thông tin về mức lương trung bình của các vị trí nhân sự làm việc toàn thời gian (full-time) và bán thời gian (part-time) trong ngành này.  

Với nhân sự làm việc full-time, quản lý bếp đang là vị trí được trả lương cao nhất trong ngành với dải lương phổ biến được ghi nhận từ 10-15 triệu đồng/tháng. Trong đó, một quản lý bếp được hưởng mức lương cao nhất có thể lên đến 35 triệu đồng mỗi tháng. 

So với các vị trí công việc khác cùng cấp quản lý như quản lý cửa hàng, lương của quản lý bếp cạnh tranh hơn.

Hiện, một quản lý cửa hàng có thể nhận lương dao động từ 9-12 triệu, người được trả cao nhất có thể lên đến 30 triệu đồng, thấp nhất 4 triệu đồng. Mức thu nhập 4 triệu đồng của quản lý cửa hàng, theo ghi nhận của IPOS, còn thấp hơn so với mức lương của nhân viên làm back-office hay chỉ tương đương với nhân viên bếp.

Thu nhập của nhân sự ngành F&B: Mức lương quản lý bếp cao hơn quản lý cửa hàng, nhân viên pha chế được trả 'bèo' nhất chỉ 15.000 đồng/giờ- Ảnh 1.
Nhân viên pha chế tại Highlands. Ảnh: Highlands

Ở các vị trí nhân viên, hiện, người làm công việc back-office được trả mức thu nhập 9-12 triệu đồng. Còn vị trí phục vụ hay nhân viên bếp, mức thu nhập chỉ dao động từ 5-8 triệu đồng. Thậm chí, mức trả thấp nhất cho hai vị trí này chỉ khoảng 3,5-4 triệu đồng/tháng.

Còn với các công việc part-time, IPOS tính lương của nhân sự theo giờ. Hiện, nhân viên pha chế đang được trả mức lương theo giờ thấp nhất, chỉ khoảng 15.000-25.000 đồng/giờ. Trong khi đó, nhân viên bếp và nhân viên phục vụ có thể được trả lên đến 21.000-30.000 đồng/giờ. Với ba vị trí này, nếu làm tốt, nhân viên có thể được trả từ 40.000-50.000 đồng/giờ.

Theo thống kê của IPOS, dù có khoảng 3 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực F&B, tuy nhiên, lao động part-time chiếm đa số. Hiện có khoảng 2,3 triệu nhân sự part-time, chủ yếu là các học sinh – sinh viên. Đây là nguồn nhân lực lớn đóng góp vào thành công trong vận hành của các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam.

Lượng nhân sự làm việc full-time vẫn chưa quá dồi dào, bao gồm cả công việc và người lao động. Hầu hết, các công việc full-time đều nằm tại các thành phố lớn, hay các khu du lịch. Các công việc yêu cầu làm toàn thời gian thường là Quản lý, bếp trưởng, back-office, kế toán- kho, và nhân viên phục vụ tại quán ăn...

Thu nhập của nhân sự ngành F&B: Mức lương quản lý bếp cao hơn quản lý cửa hàng, nhân viên pha chế được trả 'bèo' nhất chỉ 15.000 đồng/giờ- Ảnh 2.

Đặc biệt, với mô hình quán bia hơi, quán nhậu thường tuyển dụng nhân sự Full-time từ các vùng quê. Tại Hà Nội, nhà ở cho nhân viên được coi là yếu tố bắt buộc để tuyển dụng nhân sự, vì vậy thu nhập ở mức vừa phải. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, nhân sự thường lựa chọn ở riêng, vì vậy tổng thu nhập có phần cao hơn, do người chủ không cần chi trả phí nhà ở.

Bên cạnh đó, IPOS cũng chỉ ra rằng, gần 80% nhân sự ngành F&B đang kiêm nhiệm nhiều hơn 1 công việc, tức được tuyển vào vị trí thu ngân nhưng có thể hỗ trợ các công đoạn khác khi cần.

"Trung bình, chỉ có hơn 20% nhân sự thừa nhận mình được làm đúng vị trí công việc ban đầu", IPOS viết trong báo cáo.

Thu ngân là vị trí công việc được kiêm nhiệm phổ biến. Theo đó, 27,97% nhân viên pha chế và 22,58% nhân viên phục vụ được yêu cầu làm việc thu ngân bao gồm việc: Ghi nhận món trên thiết bị máy POS, hướng dẫn thanh toán, nhận tiền,.. Thông thường, đối với một số các mô hình nhà hàng Dịch vụ đầy đủ (Full-service Restaurant), vị trí thu ngân thường kết hợp là lễ tân đón chào khách.

Tuy vậy, đối các mô hình doanh nghiệp, với chuỗi từ 5 điểm bán hàng trở lên, tính kiêm nhiệm công việc sẽ không quá phổ biến.

Theo An ninh tiền tệ
https://antt.nguoiduatin.vn/thu-nhap-cua-nhan-su-nganh-fb-muc-luong-quan-ly-bep-cao-hon-quan-ly-cua-hang-nhan-vien-pha-che-duoc-tra-beo-nhat-chi-15000-dong-gio-205242108133206737.htm
Copy Link
https://antt.nguoiduatin.vn/thu-nhap-cua-nhan-su-nganh-fb-muc-luong-quan-ly-bep-cao-hon-quan-ly-cua-hang-nhan-vien-pha-che-duoc-tra-beo-nhat-chi-15000-dong-gio-205242108133206737.htm
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thu nhập của nhân sự ngành F&B: Mức lương quản lý bếp cao hơn quản lý cửa hàng, nhân viên pha chế được trả 'bèo' nhất chỉ 15.000 đồng/giờ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO