Mới đây, các bác sĩ ở Mỹ đã tiến hành thành công ca ghép thận hi hữu, trong đó người được ghép thận và người hiến tạng còn sống đều nhiễm virus HIV.
Một ca ghép thận hi hữu đã được các bác sỹ phẫu thuật tại Đại học Johns Hokins ở Baltimore Mỹ đã tiến hành thành công ca ghép thận mà lần đầu tiên cả người ghép thận và người hiến tặng đều bị nhiễm virus HIV.
Như chia sẻ của chị Nina Martinez (35 tuổi) – người hiến tạng, ngày 28/3, sau 3 ngày tiến hành cuộc phẫu thuật thì tình hình sức khỏe của chị đều ổn.
Trong đó, theo các bác sĩ thuộc Khoa ung bướu và dược phẩm thuộc Đại học Johns Hokins cho biết sức khỏe của người được ghép thận đang có những chuyển biến tích cực.
Hiện tại, công việc của các bác sĩ là theo dõi sức khỏe của bệnh nhân và có phác đồ trị liệu hậu phẫu dài lâu.
Đây là ca ghép tạng đầu tiên trên thế giới giữa người cho và người nhận là những người có HIV.
Liên quan đến sự việc này, bác sĩ Dorry Segev, giáo sư tại Trường Y khoa Johns Hopkins, và cũng là bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật lấy thận của chị Martinez, ca ngợi lòng dũng cảm của chị, đồng thời cho rằng ca phẫu thuật lịch sử này "thực sự là một điều đáng chúc mừng với công tác chăm sóc điều trị người có HIV và sự thay đổi đột phá của nó".
Bác sĩ Dorry Segev còn chia sẻ thêm: “Những người có HIV không thể hiến máu. Nhưng giờ đây họ có thể hiến thận. Họ mắc một căn bệnh mà 30 năm trước là một án tử hình. Nhưng nay, họ đã đủ sức khỏe để có thể trao đổi sự sống cho người khác”.
Cho tới nay, việc để một người có HIV sống chỉ với một quả thận từng được cho là quá nguy hiểm vì tình trạng bệnh và các loại thuốc kiểm soát virus HIV có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận.
Tuy nhiên một nghiên cứu năm 2017 với 42.000 người do các nhà nghiên cứu tại Hopkins tiến hành cho thấy với một số người hiến thận có HIV khỏe mạnh, nguy cơ phát triển bệnh thận nguy hiểm không lớn hơn với những người âm tính với HIV, đặc biệt là những người có các thói quen xấu như hút thuốc.
(Theo Người Lao Động(th))