GĐXH - Ngày 8/12, Cục An toàn thực phẩm phát đi cảnh báo một số địa chỉ đang quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lehutra-Curcumin gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.
Tự ý mua thuốc đau mắt đỏ khiến bệnh tăng thêm, dược sĩ 'chỉ điểm' thuốc điều trị đau mắt đỏ giả đang 'hoành hành' thị trường
Cụ thể, thời gian vừa qua, tại đường link: https://quaythuoc.org/lehutra-curcumin-ho-tro-dieu-tri-day-hoi-o-chua-hieu-qua.html, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lehutra-Curcumin đang được giới thiệu, quảng cáo như thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lehutra-Curcumin do Công ty TNHH Dược Phẩm LEHUTRA (trụ sở chính: tổ dân phố Trại, phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, tại buổi làm việc ngày 24/11/2023, đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Dược Phẩm LEHUTRA là ông Nguyễn Trọng Hòa khẳng định Công ty không thực hiện và Công ty không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe LEHUTRA-CURCUMIN tại đường link nêu trên.
Hiện, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành.
Cục ATTP khuyến cáo, trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe LEHUTRA-CURCUMIN trên đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
TPBVSK Lehutra-Curcumin được địa chỉ trên quảng cáo là "hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: ợ chua, ợ hơi; hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng", "giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục thể trạng sau điều trị".
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, với nội dung quảng cáo trên, website http;//santhuoc.net cũng đang quảng cáo TPBVSK Lehutra-Curcumin gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh.
Tại một hội thảo liên quan công tác an toàn thực phẩm hồi tháng 7, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay việc kinh doanh trực tuyến, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Liên quan đến kinh doanh thực phẩm, theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, một bộ phận không nhỏ tổ chức cá nhân kinh doanh thực phẩm trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe vì lợi nhuận, bất chấp quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh.
Theo đại diện lãnh đạo Cục ATTP, quảng cáo thực phẩm chức năng sức khỏe rất tinh vi, ví dụ bệnh tiểu đường không bao giờ chữa được vì là bệnh rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp cũng không chữa được.
Tuy nhiên, có vô số quảng cáo tư vấn lấy cả nghệ sĩ, bác sĩ, dược sĩ ra quảng cáo thực phẩm như thuốc, có thể chữa khỏi. Bản thân tôi đã phải 3 lần làm việc với đại diện Facebook về vấn đề quảng cáo, rất phức tạp.
Nha khoa Mạnh Toàn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong 3 tháng
Lực lượng chức năng TP Hà Nội phát hiện hoạt động sản xuất, chế xuất các loại viên uống giả mạo bằng phương pháp thủ công ngay trong một căn hộ chung cư cao cấp trên địa bàn quận Hoàng Mai.