Tiền đóng vào Quỹ Phòng chống thiên tai có tính vào thu nhập chịu thuế không?

08/08/2024 14:23

Theo quy định pháp luật hiện hành thì khoản tiền đóng vào Quỹ Phòng chống thiên tai có tính vào thu nhập chịu thuế hay không? Có được tính vào các khoản giảm trừ?

1. Tiền đóng vào Quỹ Phòng chống thiên tai có tính vào thu nhập chịu thuế không?

Về việc tiền đóng vào Quỹ Phòng chống thiên tai có tính vào thu nhập chịu thuế được hướng dẫn tại Công văn 3275/TCT-DNNCN ngày 11/8/2020. Cụ thể gồm những nội dung sau:

1.1. Tiền đóng vào Quỹ Phòng chống thiên tai có được tính vào các khoản giảm trừ?

Theo tiết a.2 điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng 2024
File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)

Tiền đóng vào Quỹ Phòng chống thiên tai không tính vào thu nhập chịu thuế

Tiền đóng vào Quỹ Phòng chống thiên tai không tính vào thu nhập chịu thuế

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

1.2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng chống thiên tai được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 7 Điều 1 bởi Luật số 60/2020/QH14) về nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng chống thiên tai gồm những nội dung sau:

(i) Không vì mục đích lợi nhuận.

(ii) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch.

(iii) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.

Theo Công văn 3275/TCT-DNNCN, trường hợp người lao động tại các tổ chức có đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập theo quy định tại Nghị định 94/2014/NĐ-CP ([đã hết hiệu lực] được thay thế bởi Nghị định 78/2021/NĐ-CP) thì người lao động được tính giảm trừ đối với các khoản đóng góp nêu trên vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

2. Nhiệm vụ của Quỹ phòng chống thiên tai

Căn cứ Điều 4 Nghị định 78/2021/NĐ-CP, Quỹ phòng chống thiên tai được dùng để thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

(i) Hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.

(ii) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính.

(iii) Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP và các quy định của pháp luật liên quan.

(iv) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(v) Công bố công khai về quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ phòng chống thiên tai, báo cáo tình hình thực hiện quỹ theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai - Luật Phòng, chống thiên tai 2013

1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

7. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiền đóng vào Quỹ Phòng chống thiên tai có tính vào thu nhập chịu thuế không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO