GĐXH – Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông. Năm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.
Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông. Tiểu khí Tuyết xuất hiện nhằm báo hiệu thời tiết đã thực sự bước vào mùa đông với ngưỡng nhiệt độ xuống rất thấp.
Năm 2024 tiết khí Tiểu Tuyết bắt đầu từ 2h56 phút ngày 22/11 đến 2h56 phút ngày 22/11/2024 đến 22h16 ngày 06/12/2024.
Vào ngày đầu tiên của Tiểu Tuyết, thường có những trận tuyết nhỏ rơi, do nhiệt độ không khí của bầu khí quyển xuống cực thấp, lượng hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và tạo thành những bông tuyết trắng, chúng rơi xuống theo lực hấp dẫn của Trái đất.
Tại nước ta, mặc dù hiện tượng tuyết rơi là rất hiếm gặp, nhưng lại thường xuyên xảy ra các hiện tượng sương muối, băng giá, vào buổi sáng sớm có thể nhìn thấy những đám tinh thể trong suốt, nhỏ như những hạt đường trắng hoặc kích thước lớn hơn đọng lại trên mặt đất, trên những lá rau trồng và chúng bắt đầu có hiện tượng tan chảy đó chính là sương muối, băng giá.
Những khu vực núi cao ở miền Bắc nước ta như Hà Giang, Lào Cai, Sa Pa, Lạng Sơn có thể xảy ra hiện tượng tuyết rơi, tình trạng này thi thoảng xuất hiện vào những ngày nhiệt độ xuống đến mức âm độ chứ không phải thường xuyên.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, tiết Tiểu Tuyết thì ngũ hành Thủy vượng. Đây là khoảng thời gian vượng khí với những người có dụng thần là Thủy cần có Thủy bổ trợ để cân bằng ngũ hành trong tứ trụ.
Những người này cơ thể khỏe mạnh nên tư duy sáng suốt, làm việc hiệu quả, sáng tạo từ đó sẽ nhận được nhiều tài lộc và vượng khí giúp tài vận hanh thông, sự nghiệp thuận lợi trong những ngày tiết Tiểu Tuyết. Tuy nhiên với những người kỵ thần là Thủy (hoặc dụng thần Hỏa) thì họ thường cảm giác uể oải, mệt mỏi dẫn đến tư duy không sáng suốt, đầu óc thiếu tập trung trong tiết Tiểu Tuyết.
Trong tiết khí Tiểu Tuyết, mọi người cần lưu ý:
+ Uống nhiều nước, dùng các món canh, cháo để thanh hòa nhiệt hỏa
Thời tiết trong tiết Tiểu Tuyết đã lạnh nhưng chưa quá hàn, do mặc quần áo nhiều hơn nên nhiệt khí trong người ít tỏa ra; lại thêm sở thích ăn đồ nóng trong mùa lạnh nên càng khiến hỏa khí phát triển mạnh. Bởi vậy mà dễ dàng phát nhiệt, miệng khô mũi hanh, nhiệt miệng xuất hiện, mặt mũi nổi mụn. Vào thời điểm này cần uống nhiều nước, tích cực ăn các món canh, cháo để xoa dịu họa khí, bồi dưỡng dịch vị trong cơ thể.
- Hạn chế đồ quá nóng, cay và tăng cường đồ chua
Mùa đông chủ về thu lại nên ăn ít những đồ có tính cay mà tích cực bổ sung đồ chua để thông phổi, làm mềm huyết quản, phòng ngừa các bệnh hô hấp.
Ngoài ra, trong tiết Tiểu Tuyết cũng nên chú ý tránh đồ quá nóng. Nhiều người cho rằng, thời tiết càng lạnh thì phải càng ăn nhiều đồ nóng để giữ ấm cơ thể. Điều này hoàn toàn sai lầm bởi cơ thể cần sự cân bằng, con người hằng nhiệt chứ không biến nhiệt theo nhiệt độ bên ngoài. Ăn quá nhiều đồ nóng khiến hỏa khí tích tụ trong người, dễ phát hỏa, bốc nhiệt, chân tay khô nẻ, nổi mụn, các cơ quan gan thận bị ảnh hưởng.
Các lương y từ xưa tới nay đều có chung quan điểm rằng, thời tiết giá lạnh dễ bị đau bụng, tiêu chảy, cảm lạnh... nên mọi người cần chú ý ăn uống các món ấm nóng, tránh các món hàn lạnh để dưỡng sức khỏe tốt chống chọi không chỉ trong tiết Lập Đông mà cả 3 tháng mùa Đông.
+ Kiêng ăn mặn nhiều
Vào mùa Đông, đồ ăn thức uống nên giảm vị mặn, thêm vị đắng để nuôi dưỡng tâm khí. Thêm nữa, gió Đông Nam trong mùa Đông khiến cơ thể con người bên ngoài lạnh nhưng bên trong ra nhiều mồ hôi, thắt lưng xương sống cứng, đau chân tay, không nhanh nhẹn… vì vậy nên tránh phạm những kiêng kỵ trên.
- Nên ăn đồ có tính mát
Không phải cứ mùa đông là nên ăn đồ nóng, chính mùa đông lại càng phải bổ sung thực phẩm có tính mát hàng ngày. Mùa đông mặc nhiều quần áo, ở trong phòng thường xuyên, ít vận động nên cơ thể tích nhiệt còn lớn hơn mùa hè. Vì thế, dưỡng sinh trong tiết Tiểu Tuyết là phải giải nhiệt chứ không phải thu nhiệt. Các món nên ăn là củ cải, đỗ xanh, hạt sen.
Cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể một cách cân bằng để vừa tích trữ năng lượng đồng thời giải phóng nhiệt hỏa. Tăng cường ăn thịt bò, thịt gà, thịt dê, thịt chó, tôm, các loại đậu, cà rốt, hành, gừng, tỏi, rau hẹ, rau cải, củ từ, rau thơm cùng với cam, bưởi, táo và mộc nhĩ đen, vừng, đậu đen, hạt điều, hạch đào, hạt dẻ, bạch quả, ngân hạnh…
Mùa đông, huyết dịch đông đặc, nên ăn nhiều các loại thực vật bảo vệ tim, phòng xuất huyết não như táo mèo, mộc nhĩ, cà chua, rau cần, củ cải… Ăn uống hợp lý có thể giúp thân thể mạnh khỏe, mà ăn uống không thích hợp sẽ dẫn đến bệnh tật và là một trong những nguyên nhân giảm tuổi thọ ở con người.
Vào giai đoạn diễn ra tiết Tiểu Tuyết, tại miền Bắc nước ta thường xuất hiện sương muối, gây cháy lạnh cho cây lá và ảnh hưởng không nhỏ tới gia súc, gia cầm. Không ít năm, người nông dân đã phải trắng tay khi không thể đối phó kịp thời với tình trạng băng giá khắc nghiệt đó. Bởi vậy, trong giai đoạn này mọi người nên chú ý giữ sức khỏe tốt để mang lại may mắn cho cuối năm.
Ngoài việc ăn uống, mọi người cũng cần chú ý quan tâm hơn tới sức khỏe, cố gắng duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng và lối sống khoa học, làm việc vừa phải để đảm bảo sức khỏe. Hạn chế ra ngoài trời vào sáng sớm hay đêm khuya để tránh tình trạng cơ thể nhiễm lạnh, dễ ốm đau, bệnh tật.
Việc tập luyện thể dục tốt cho sức khỏe nhưng không nên đi tập quá sớm hoặc quá khuya. Cùng với đó, chú ý công tác chống rét cho các loại cây trồng, đặc biệt là rau vụ đông, hoa màu và các loại cây ăn quả; Đảm bảo hệ thống chuồng trại luôn ấm cúng, tăng cường thắp sáng và duy trì nhiệt độ ấm để đề phòng vật nuôi chết do giá rét. Một số việc cần tăng cường gồm thắp sáng vào thời điểm lạnh nhất trong ngày, giữ cho không gian nuôi trồng luôn ấm cúng…