Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết về tiêu chuẩn của Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêu chuẩn của Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hình từ internet)
Theo mục 2 phần III Hướng dẫn 104-/HD-MTTW-BTT ngày 29/6/2023 quy định về tiêu chuẩn của Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam như sau:
(1) Tiêu chuẩn chung của Ủy viên Ủy ban
- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tán thành mục tiêu tương đồng là xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.
- Thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
- Tán thành Điều lệ MTTQ Việt Nam. Có khả năng tập hợp, đoàn kết nhân dân; tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, các chương trình công tác của MTTQ Việt Nam.
- Đảm bảo sức khỏe, có kiến thức và khả năng đóng góp ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, quản lý; đóng góp ý kiến với MTTQ Việt Nam các cấp trong việc xây dựng, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các hoạt động của MTTQ Việt Nam.
- Có uy tín, tiêu biểu, đại diện cho một giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tông 5 giáo, một lĩnh vực, ngành nghề hoặc đại diện cho người Việt Nam ở nước ngoài.
(2) Tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ chuyên trách tham gia Ủy ban, Ban Thường trực nhiệm kỳ mới
- Cán bộ chuyên trách tham gia Ủy ban, Ban Thường trực nhiệm kỳ mới đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ theo quy định của Đảng và các quy định của Nhà nước về công tác cán bộ, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác Mặt trận trong tình hình mới.
- Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia Ban Thường trực nhiệm kỳ 2024- 2029 phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng theo phân cấp quản lý cán bộ, có số lượng, cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Đối với nhân sự Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029 thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 22 - CT/TW của Ban Bí thư:
+ Đối với cấp tỉnh: đề nghị cấp ủy phân công đồng chí Ủy viên Thường vụ cấp ủy có uy tín, năng lực làm Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và giới thiệu để hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh.
+ Đối với cấp huyện: Đề nghị phân công giới thiệu đồng chí Ủy viên Thường vụ cấp ủy có năng lực, uy tín để hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện.
+ Đối với cấp xã: Đối với nơi có nhiều hơn 03 Thường vụ Đảng ủy thì giới thiệu 01 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ để hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã. Đối với những nơi còn lại thì giới thiệu 01 đồng chí Đảng ủy viên có năng lực, uy tín để hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
- Về độ tuổi nhân sự tham gia Ban Thường trực nhiệm kỳ 2024-2029:
+ Đối với những đồng chí lần đầu tham gia Ban Thường trực, nói chung phải đủ tuổi công tác từ 02 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất cũng trọn 01 nhiệm kỳ. Đối với nhân sự Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp mới tham gia lần đầu còn phải đủ tuổi tái cử cấp ủy cùng cấp nhiệm kỳ tới. Mốc thời gian tính độ tuổi, tại thời điểm tổ chức Đại hội của mỗi cấp (tính theo tháng) và đảm bảo với thời gian ti quy định tại Chỉ thị 22 - CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng.
+ Đối với những đồng chí được giới thiệu tái cử, nói chung phải đủ tuổi công tác trọn 01 nhiệm kỳ, ít nhất cũng phải còn đủ tuổi công tác từ 2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên, tại thời điểm Đại hội (tính theo tháng) và đảm bảo với thời gian quy định tại Chỉ thị 22 - CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng.
+ Đối với những đồng chí không đủ tuổi tái cử thì thực hiện chế độ, chính sách theo chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước hiện hành. (Thực hiện cách tính độ tuổi theo phụ lục 1)
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó.
- Số lượng Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương thỏa thuận và quyết định theo cơ cấu thành phần quy định tại Điều 13, Điều 22, Điều 24 Điều lệ này và hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
- Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên trong những trường hợp sau đây:
+ Không còn là đại diện của tổ chức thành viên đã cử ra;
+ Không còn là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới hoặc Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư;
+ Cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chuyển khỏi địa bàn cư trú tương ứng với cấp tham gia Ủy ban và không đại diện cho lĩnh vực được cơ cấu;
+ Cán bộ Mặt trận chuyên trách chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu.
Việc cử người thay thế do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quyết định.
- Trong nhiệm kỳ Đại hội, khi cần tăng thêm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp có quyền cử bổ sung một số Ủy viên nhưng không vượt quá 10% tổng số Ủy viên đã được Đại hội cử ra.
Trường hợp đặc biệt vượt quá 10% do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, quyết định.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể cử một số Phó Chủ tịch không chuyên trách.
- Trong nhiệm kỳ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính thì việc kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực ở cấp hành chính đó do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp thống nhất với các cơ quan có liên quan hướng dẫn.
(Điều 8 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019)