Tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động là tổ chức nào?

30/07/2024 12:03

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tổ chức thực hiện đánh giá và phân loại lao động theo điều kiện lao động? Tổ chức này có cần đáp ứng điều kiện gì không?

1. Tổ chức thực hiện đánh giá và phân loại lao động theo điều kiện lao động là tổ chức nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH thì tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024)

Tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

Tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Cơ quan nào có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và báo cáo về hoạt động đánh giá điều kiện lao động trên địa bàn?

(i) Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và báo cáo về hoạt động đánh giá điều kiện lao động trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

(ii) Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, Cục An toàn lao động có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động đánh giá điều kiện lao động theo quy định của pháp luật.

3. Phân loại lao động và nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động được quy định như thế nào?

(i) Loại điều kiện lao động

- Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.

- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

- Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

(ii) Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

Điều 20. Cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động -Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
1. Người sử dụng lao động phải thường xuyên phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở để tổ chức cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.

Điều 4. Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động - Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

Phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng với mục đích như sau:

1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).

2. Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Điều 22. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm - Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

3. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Theo thuvienphapluat.vn
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/cau-hoi-thuong-gap/to-chuc-danh-gia-phan-loai-lao-dong-theo-dieu-kien-lao-dong-la-to-chuc-nao-5574.html
Copy Link
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/cau-hoi-thuong-gap/to-chuc-danh-gia-phan-loai-lao-dong-theo-dieu-kien-lao-dong-la-to-chuc-nao-5574.html
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động là tổ chức nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO