Trên thực tế, tỏi mọc mầm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp đôi với tỏi thường và không hề mang độc tố, nhất là sau khi nấu chín.
Rất nhiều người hiểu lầm rằng tỏi mọc mầm là không nên ăn vì có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngày nay, các chuyên gia y tế cho rằng điều đó hoàn toàn không đúng.
Theo thông tin từ SKĐS, tỏi mọc mầm có nghĩa là nó đang bị già đi chứ không phải hỏng. Bạn vẫn có thể sử dụng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Chỉ loại bỏ tỏi khi thấy có những đốm đen trên tỏi vì đó là dấu hiệu tỏi đang bị hỏng
Nhưng trên thực tế, tỏi mọc mầm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao gấp đôi với tỏi thường và không hề mang độc tố, nhất là sau khi nấu chín. Bởi vì mầm tỏi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn so với tỏi thường.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi nảy mầm cao hơn so với tỏi tươi và đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ năm sau khi nảy mầm, vì vậy có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa tốt hơn.
Mầm tỏi hay ngồng tỏi không chỉ tươi, đậm hương vị mà còn là loại gia vị có khả năng khử trùng và kháng viêm không kém gì so với củ tỏi, rất hữu ích cho sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt, ngoài chất oxy hóa thì chúng còn vượt trội về chất xơ, vitamin A, vitamin C và carotene. Sau khi tỏi mọc mầm, chỉ cần tỏi không bị đổi màu hoặc bị mốc là có thể ăn được.
Theo Lao động, ăn mầm tỏi, đặc biệt là tỏi mọc mầm 5 ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe khi hệ miễn dịch của bạn kém hoặc khi bạn bị cảm lạnh.
Các chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, qua đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn cũng như giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cũng giống như các loại hạt, đậu đỗ, gạo và ngũ cốc, tỏi càng già thì giá trị dinh dưỡng càng cao.
Tỏi mọc mầm cung cấp lượng chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu tụ đông. Ngoài ra thì chất nitrit có trong những nhánh tỏi sẽ làm cho giãn nở các động mạch. Cả hai chất này hoạt động song song giúp chống lại được các cơn đột quỵ.
Quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical - một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể.
Không chỉ vậy, tỏi còn sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn. Ngoài ra, tỏi mọc mầm cũng ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Tỏi sẽ dễ mọc mầm khi để chúng ở nơi có nhiều độ ẩm và ánh sáng. Lúc này, những chồi xanh sẽ nhô ra khỏi củ để tạo thành cây. Do củ tỏi đã bị cây hút đi ít nhiều dinh dưỡng, nên vị nồng và độ giòn của chúng có thể giảm đi khá nhiều so với lúc đầu.
Ngoài ra, bản thân mầm tỏi cũng thường có vị đắng, do vậy bạn cần cân nhắc khi giữ lại phần này để chế biến món ăn.
Các chuyên gia cũng cảnh báo tỏi mọc mầm tốt nhưng rất dễ bị mốc. Nếu quan sát thấy củ tói có những vết bụi bất thường, đồng thời ruột tỏi cũng chuyển sang màu xanh lục thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy tỏi đã bị nấm mốc tấn công, bạn nên mạnh tay vứt bỏ chúng.