Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định thông qua những phương pháp nào?

19/09/2024 16:04

Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định thông qua những phương pháp nào? Nội dung cụ thể từng phương pháp được quy định như thế nào?

Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định theo 02 phương pháp được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 36/2024/TT-BTC.

Giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được tính bằng tổng giá trị của các tài sản vô hình có thể xác định được và giá trị tài sản vô hình không xác định được. Tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá bao gồm những tài sản cố định vô hình đã được ghi nhận trong sổ kế toán, các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình và tài sản vô hình không xác định được.

Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định thông qua một trong hai phương pháp sau:

1. Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định thông qua phương pháp 1

Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua việc ước tính giá trị của từng tài sản vô hình có thể xác định và giá trị của tài sản vô hình không xác định được (các tài sản vô hình còn lại).

Việc thực hiện xác định giá trị của từng tài sản vô hình có thể xác định được theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình. Riêng giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất được xác định theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ thu nhập và thẩm định giá bất động sản.

Việc xác định giá trị của tài sản vô hình không xác định được (bao gồm thương hiệu và tài sản vô hình không xác định được khác) thực hiện như sau:

(i) Ước tính giá trị thị trường của các tài sản của doanh nghiệp thẩm định giá (không bao gồm tài sản vô hình không xác định được) tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cần thẩm định giá. Giá trị thị trường của các tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 15 Thông tư 36/2024/TT-BTC và các hướng dẫn tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

(ii) Ước tính mức thu nhập mà doanh nghiệp cần thẩm định giá có thể đạt được hàng năm, thường được xác định thông qua giá trị FCFF quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 36/2024/TT-BTC. Mức thu nhập này là mức thu nhập trong điều kiện hoạt động bình thường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, được ước tính trên cơ sở kết quả đạt được của doanh nghiệp cần thẩm định giá trong các năm gần nhất, có tính đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp sau khi đã loại trừ các yếu tố bất thường ảnh hưởng đến thu nhập như: các khoản thu nhập tăng giảm từ thanh lý tài sản cố định, đánh giá lại tài sản tài chính, rủi ro tỷ giá.

(iii) Ước tính các tỷ suất lợi nhuận phù hợp cho các tài sản của doanh nghiệp thẩm định giá (không bao gồm tài sản vô hình không xác định được) tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cần thẩm định giá. Tỷ suất lợi nhuận của tài sản hữu hình không quá chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Tỷ suất lợi nhuận của các tài sản vô hình xác định được không thấp hơn chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Việc xác định chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 36/2024/TT-BTC.

(iv) Ước tính thu nhập hàng năm do các tài sản (của doanh nghiệp thẩm định giá nhưng không bao gồm tài sản vô hình không xác định được) tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cần thẩm định giá bằng cách lấy giá trị các tài sản này đã được tính tại khoản (i) Mục này nhân với (x) các mức tỷ suất lợi nhuận tương ứng xác định tại khoản (iii) Mục này.

(v) Ước tính thu nhập do tài sản vô hình không xác định được đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá bằng cách lấy thu nhập mà doanh nghiệp cần thẩm định giá có thể đạt được tính tại khoản (ii) Mục này trừ đi (-) thu nhập do các tài sản (của doanh nghiệp thẩm định giá nhưng không bao gồm tài sản vô hình không xác định được) tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cần thẩm định giá tính tại khoản (iv) Mục này.

(vi) Ước tính tỷ suất vốn hóa phù hợp cho thu nhập do tài sản vô hình không xác định được đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá. Tỷ suất vốn hóa này ít nhất phải bằng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Việc xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 20 Thông tư 36/2024/TT-BTC.

(vii) Ước tính giá trị tài sản vô hình không xác định được của doanh nghiệp cần thẩm định giá bằng cách vốn hóa phần thu nhập do các tài sản vô hình này đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024

tài sản vô hình

Các phương pháp xác định tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định thông qua phương pháp 2

Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua vốn hóa dòng lợi nhuận do tất cả các tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá.

(i) Ước tính giá trị thị trường của các tài sản của doanh nghiệp thẩm định giá (không bao gồm tài sản vô hình) tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cần thẩm định giá. Giá trị thị trường của các tài sản tài chính, tài sản hữu hình được xác định theo quy định tại Điều 15 Thông tư 36/2024/TT-BTC.

(ii) Ước tính mức thu nhập mà doanh nghiệp cần thẩm định giá có thể đạt được hàng năm, thường được xác định thông qua giá trị FCFF quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 36/2024/TT-BTC. Mức thu nhập này là mức thu nhập trong điều kiện hoạt động bình thường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, được ước tính trên cơ sở kết quả đạt được của doanh nghiệp cần thẩm định giá trong các năm gần nhất, có tính đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp sau khi đã loại trừ các yếu tố bất thường ảnh hưởng đến thu nhập như: các khoản thu nhập tăng giảm từ thanh lý tài sản cố định, đánh giá lại tài sản tài chính, rủi ro tỷ giá.

(iii) Ước tính các tỷ suất lợi nhuận phù hợp cho các tài sản (của doanh nghiệp thẩm định giá nhưng không bao gồm tài sản vô hình) tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cần thẩm định giá. Các tỷ suất lợi nhuận này phải không quá chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Việc xác định chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 36/2024/TT-BTC.

(iv) Ước tính thu nhập hàng năm do các tài sản (của doanh nghiệp thẩm định giá nhưng không bao gồm tài sản vô hình) tham gia vào quá trình tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cần thẩm định giá bằng cách lấy giá trị các tài sản này được tính tại khoản (i) Mục này nhân với (x) các tỷ suất lợi nhuận tương ứng được tính tại khoản (iii) Mục này.

(v) Ước tính thu nhập do tất cả các tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá bằng cách lấy thu nhập mà doanh nghiệp cần thẩm định giá có thể đạt được tính tại khoản (ii) Mục này trừ (-) thu nhập do các tài sản đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá tính tại khoản (iv) Mục này.

(vi) Ước tính tỷ suất vốn hóa phù hợp cho thu nhập do tất cả các tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá. Tỷ suất vốn hóa này ít nhất phải bằng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Việc xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 20 Thông tư 36/2024/TT-BTC.

(vii) Ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá bằng cách vốn hóa phần thu nhập do các tài sản vô hình đem lại cho doanh nghiệp cần thẩm định giá.

3. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc thực hiện như thế nào?

[Quý khách hàng xem chi tiếtTẠI ĐÂY]

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá được xác định thông qua những phương pháp nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO