Tổng giám đốc OCB đề xuất có hành lang pháp lý chuyển nhượng tài sản bảo đảm là bất động sản, tạo điều kiện để xử lý nợ xấu

Lan Anh 22/09/2024 16:45

Bên cạnh đó, đại diện OCB đề xuất Chính phủ và NHNN tạo cơ chế cho việc xử lý nợ mạnh mẽ tương tự như nghị quyết 42 tạo thuận lợi cho ngân hàng thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm.

Tổng giám đốc OCB đề xuất có hành lang pháp lý chuyển nhượng tài sản bảo đảm là bất động sản, tạo điều kiện để xử lý nợ xấu- Ảnh 1.
Ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đốc OCB

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước, ngày 21/9, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã đưa ra nhiều kiến nghị.

Tổng giám đốc OCB, ông Phạm Hồng Hải cho rằng, trong 8 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện rất tốt vai trò của mình khi điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

"Chúng tôi kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ, đặc biệt là việc giảm lãi suất OMO và lãi suất điều hành", lãnh đạo OCB nói tại Hội nghị.

Lãnh đạo OCB cho biết đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức cần được tháo gỡ. Các vướng mắc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh mà còn gây cản trở sự phát triển bền vững của ngân hàng. Chính vì vậy, OCB đưa ra một kiến nghị cụ thể để NHNN và các bộ, ngành có thể hỗ trợ khắc phục.

Một là, đề xuất NHNN xem xét việc quản lý hạn mức tín dụng (room tín dụng) theo hướng linh hoạt hơn, đặc biệt là đối với các ngân hàng được đánh giá tốt. Room tín dụng chỉ nên áp dụng cho những ngân hàng cần sự quản lý chặt chẽ bởi NHNN.

Hai là, Chính phủ và NHNN tạo cơ chế cho việc xử lý nợ mạnh mẽ tương tự như nghị quyết 42 tạo thuận lợi cho ngân hàng thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm. Ngoài ra, OCB mong muốn có một hành lang pháp lý thống nhất liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm là bất động sản cho ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu. Hiện nay, quy định này được thực hiện không đồng bộ giữa các địa phương, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản.

Ba là, tháo gỡ cơ chế chính sách, những nút thắt về thủ tục đầu tư mà hiện nay vẫn đang rất chậm đặc biệt cho các dự án bất động sản. Khi các nút thắt này được giải tỏa, nguồn cung sẽ được cải thiện giúp cho thị trường bất động sản ấm lên tạo tâm lý tích cực cho đầu tư và tiêu dùng. Ví dụ, việc khung giá đất vẫn chưa được giải quyết khiến nhiều doanh nghiệp không thể hoàn thành nghĩa vụ thuế chuyển quyền sử dụng đất và không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/tong-giam-doc-ocb-de-xuat-co-hanh-lang-phap-ly-chuyen-nhuong-tai-san-bao-dam-tao-dieu-kien-de-xu-ly-no-xau-64241.html
Copy Link
https://markettimes.vn/tong-giam-doc-ocb-de-xuat-co-hanh-lang-phap-ly-chuyen-nhuong-tai-san-bao-dam-tao-dieu-kien-de-xu-ly-no-xau-64241.html
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tổng giám đốc OCB đề xuất có hành lang pháp lý chuyển nhượng tài sản bảo đảm là bất động sản, tạo điều kiện để xử lý nợ xấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO