Tổng hợp điểm mới Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã
Từ ngày 01/11/2024, 08 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã chính có hiệu lực áp dụng, quy định tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với chính sách này, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đưa ra là tối đa đến 100% kinh phí thực hiện. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét quyết định.
Đối với chính sách này, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đưa ra là tối đa đến 100% kinh phí thực hiện, áp dụng đối với hoạt động Xây dựng và tăng cường năng lực cho mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
- Hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập có liên quan;
- Cá nhân, tổ chức khác tham gia tư vấn cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét quyết định.
Đối với chính sách này, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đưa ra là tối đa đến 100% kinh phí thực hiện. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét quyết định.
Đối với chính sách này, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đưa ra là tối đa đến 100% kinh phí thực hiện. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét quyết định.
Đối với chính sách này, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đưa ra là tối đa đến 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể.
Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài; tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể; hỗ trợ việc đăng ký chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa; xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét quyết định.
Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nguồn vốn huy động, tài trợ từ cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.
Vốn đầu tư công hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư của dự án. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nguồn vốn huy động, tài trợ hợp pháp từ cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với chính sách này, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đưa ra là tối đa đến 100% kinh phí thực hiện. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ do Bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân các cấp xem xét quyết định.
Đối với chính sách này sẽ được thực hiện hỗ trợ theo vốn giống, trang thiết bị ứng dụng khoa học và công nghệ; Hỗ trợ chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu; xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp; xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản…và một số hỗ trợ khác được liệt kê tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP.
Trước đây, Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP đã đưa ra một số chính sách hỗ trợ phát triển dành cho hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
Tuy nhiên, Nghị định 113/2024/NĐ-CP là văn bản mới nhất, tập trung và cụ thể hóa hơn các quy định về chính sách hỗ trợ, đồng thời bổ sung một số chính sách mới nhằm tăng cường sự phát triển của mô hình hợp tác xã trong bối cảnh kinh tế hiện đại.
Luật Hợp tác xã năm 2023 đã bổ sung thêm quyền đối với hợp tác xã, liên hợp tác xã là “quyền cho vay nội bộ”, theo khoản 11 Điều 9 Luật Hợp tác xã năm 2023. Nội dung này đã được hướng dẫn tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định 113/2024/NĐ-CP.
Đây cũng là một nội dung mới quy định về hoạt động cho vay nội bộ của Hợp tác xã, liên hợp tác xã và chưa từng được áp dụng thời điểm trước đây.
Để hoạt động vay nội bộ được phép tiến hành, Hợp tác xã, liên hợp tác xã cần phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Hợp tác xã năm 2023 và khoản 1 Điều 19 Nghị định 113/2024/NĐ-CP dưới đây.
Theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP, hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã và liên hợp tác xã được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn tài chính và giảm thiểu rủi ro. Đại hội đồng thành viên có thẩm quyền quyết định mức cho vay, trong khi Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xem xét và quyết định thời hạn cho vay.
Mức vay tối đa cho mỗi thành viên không được vượt quá 5% số vốn chủ sở hữu dùng cho vay nội bộ, theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Nghị định, giúp tránh rủi ro tập trung tài chính vào một số ít thành viên.
Thời hạn cho vay tối đa đối với mỗi thành viên là 12 tháng, đảm bảo tính lưu động của nguồn vốn và khả năng quản lý tài chính ngắn hạn của tổ chức.
Theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP, việc xác định lãi suất trong cho vay nội bộ của hợp tác xã và liên hợp tác xã được quản lý cẩn thận. Đại hội đồng thành viên có thẩm quyền xem xét và quyết định khung lãi suất cho vay nội bộ, trong khi Hội đồng quản trị quyết định mức lãi suất.
Khung lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm theo quy định tại khoản 4 Điều 19, nhằm giới hạn mức lãi suất cho vay để bảo vệ lợi ích các thành viên. Đối với các khoản vay quá hạn, lãi suất tối đa được áp dụng là 150% so với lãi suất cho vay trong hạn, dựa trên dư nợ gốc được ghi trong hợp đồng.
Kỳ hạn thanh toán có thể được thỏa thuận linh hoạt theo tháng, quý, hoặc mùa vụ, tạo điều kiện cho các thành viên tùy chỉnh theo dòng tiền và mục đích sử dụng vốn vay. Ngoài ra, thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng kể từ khi kết thúc thời hạn cho vay ban đầu.
Lưu ý: Hợp tác xã, liên hợp tác xã chú ý, các mức lãi suất cho vay nội bộ đối với thành viên phải được niêm yết công khai tại trụ sở Hợp tác xã, liên hợp tác xã.
Căn cứ tại Điều 84 Luật Hợp tác xã năm 2023 quy định về quỹ chung không chia được hình thành từ các nguồn sau:
- Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định;
- Thu nhập từ giao dịch bên ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thu nhập từ doanh nghiệp do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định nhưng không thấp hơn: 5% đối với hợp tác xã;10% đối với liên hiệp hợp tác xã.
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản chung không chia.
- Thu nhập từ khoản tặng cho, tài trợ hợp pháp
Từ các nguồn hình thành quỹ chung không chia này, khi Hợp tác xã, liên hợp tác xã giải thể, phá sản sẽ phải thực hiện xử lý tài sản quỹ chung không chia này. Đại hội thành viên thông qua việc rà soát và xử lý quỹ chung không chia được ghi vào nghị quyết giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Giải quyết các trường hợp phát sinh đối với quỹ chung không chia khi hợp tác, liên hợp tác xã giải thể, phá sản theo khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 21 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Quỹ chung không chia không còn đầy đủ hồ sơ, tài liệu để xác định nguồn gốc tài sản và tỷ lệ từng loại nguồn vốn hình thành quỹ chung không chia, tài sản chung không chia thì nguồn gốc hình thành và tỷ lệ nguồn vốn hình thành quỹ chung không chia, tài sản chung không chia có nguồn hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được xác định theo văn bản hỗ trợ được lưu của cơ quan chủ quản thực hiện chính sách hỗ trợ.
Được xử lý theo quy định tại các khoản 4, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 21 Nghị định 113/2024/NĐ-CP.
Thực hiện bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã để chuyển vào ngân sách nhà nước cùng cấp.
Trường hợp 2: Đối với quy chung không chia được hình thành từ các nguồn cụ thể sau:
+ Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định;
+ Thu nhập từ giao dịch bên ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thu nhập từ doanh nghiệp do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định nhưng không thấp hơn: 5% đối với hợp tác xã;10% đối với liên hiệp hợp tác xã.
+ Thu nhập từ khoản tặng cho, tài trợ hợp pháp
Được tiến hành xử lý theo quy định tại điểm b, c khoản 2 và điểm b, c khoản 3 Điều 101 Luật Hợp tác xã năm 2023.
Luật Hợp tác xã năm 2023 đã bổ sung quy định về quỹ chung không chia, một nội dung mới so với Luật Hợp tác xã năm 2012.
Cụ thể, quỹ chung không chia là một phần tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên. Khi Hợp tác xã giải thể phá sản, quỹ chung không chia phải được thực hiện giải quyết đúng theo trình tự quy định pháp luật.
Trên đây là Tổng hợp điểm mới Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.