Trái tim là cơ quan có vai trò cực kỳ quan trọng của cơ thể người, vậy tim người có mấy ngăn và phối hợp hoạt động thế nào?
1
2
3
4
Theo ThS BS Nguyễn Thị Tuyết, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thông qua giải phẫu cấu trúc tim cho thấy tim người có 4 ngăn được gọi là 4 buồng tim. Hai buồng tâm nhĩ ở trên và hai buồng tâm thất ở dưới, thông với nhau qua lỗ nhĩ – thất. Tâm nhĩ phải thông với tâm thất phải qua van ba lá, chỉ cho phép máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm nhĩ trái thông với tâm thất trái qua van hai lá.
Phải
Trái
Theo ThS.BS Nguyễn Hoài Vũ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tim nằm ở bên trái của lồng ngực. Vị trí cụ thể của tim là ở giữa phổi phải và trái, nằm phía sau và bên trái xương ức. Do tim chếch về bên trái của lồng ngực nên phần phổi trái sẽ nhỏ hơn một chút để nhường chỗ cho tim. Tim và các cơ quan bên trong khác được bảo vệ bởi lồng ngực.
Bơm máu
Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng
Loại bỏ chất thải chuyển hóa ra khỏi các mô trong cơ thể
Tất cả đáp án trên
Trái tim là cơ quan rỗng hình nón, nằm ở trung thất giữa và được bao bọc trong màng ngoài tim. Là bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, tim chịu trách nhiệm bơm máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng; đồng thời loại bỏ chất thải chuyển hóa ra khỏi các mô trong cơ thể. Trái tim và mạng lưới các động mạch, tĩnh mạch tạo nên hệ thống tim mạch.
Tim bơm khoảng 7.200 lít máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể trong một ngày. Trung bình mỗi ngày tim đập khoảng 100.000 lần, tức là trong cả đời người sẽ đập khoảng 3 tỷ nhịp. Tim người lớn đập khoảng 60-80 lần mỗi phút và tim trẻ sơ sinh đập nhanh hơn người lớn, khoảng 70-190 lần mỗi phút. Vì là cơ quan quan trọng của cơ thể nên những rối loạn chức năng hoặc bất thường trong tim có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Khó thở
Đau tức ngực
Mệt mỏi
Tất cả các dấu hiệu trên
Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo việc hút và bơm máu như bình thường do tổn thương hoặc rối loạn chức năng tim. Máu có thể bị ứ đọng lại, làm tắc nghẽn trong các cơ quan, gây ra triệu chứng khó thở, đau ngực, mệt mỏi. Bệnh nhân bị suy tim, tim vẫn đập nhưng hoạt động của tim không được như bình thường.
Có
Suy tim là bệnh lý mạn tính cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại suy tim và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đôi khi việc điều trị đúng cách có thể giúp người bệnh trở nên khỏe hơn, chức năng tim hồi phục, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ đột tử.
Nếu suy tim giai đoạn A và B, bệnh có thể được ngăn ngừa và chữa khỏi. Ví dụ người bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch khi được mổ sửa chữa hoàn toàn sẽ không diễn tiến đến suy tim nặng sau này; người bệnh thấp tim nếu được điều trị phòng thấp sớm và hiệu quả sẽ ngăn ngừa thấp tim tái phát hoặc bệnh van hậu thấp, ngăn ngừa bệnh suy tim. Khi bệnh suy tim có triệu chứng, giai đoạn C (độ 3) hoặc D (độ 4) thì cần được điều trị tích cực và chuyên sâu. Suy tim còn được điều trị bằng cách kết hợp điều chỉnh về lối sống cho người bệnh với các loại thuốc hoặc thiết bị hỗ trợ.
Không