Trường hợp 02 thương nhân phát sinh tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thì xác định luật điều chỉnh áp dụng như thế nào?

14/08/2024 10:47

Trường hợp 02 thương nhân phát sinh tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thì xác định luật điều chỉnh áp dụng như thế nào? Khi nào thì một hợp đồng xây dựng có hiệu lực?

1. Căn cứ vào đâu để xác định luật điều chỉnh áp dụng tranh chấp trong hợp đồng xây dựng?

Theo khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, việc phát sinh tranh chấp trong hợp đồng xây dựng cần xác định quy định chuẩn về hợp đồng xây dựng có nội dung như sau:

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015, về quy định áp dụng có nội dung như sau:

(i) Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

(ii) Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015.

(iii) Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản (ii) Mục 1 bài viết này thì quy định của Bộ luật Dân sự 2015 được áp dụng.

(iv) Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật Dân sự 2015Luật Điều ước quốc tế 2016 mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Điều ước quốc tế 2016.

Theo nội dung Nhận định của Tòa án trong Dự thảo án lệ 06/2024, trong trường hợp này, cần xác định quan hệ tranh chấp trong hợp đồng xây dựng liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nên cần áp dụng pháp Luật Xây dựng 2014. Trường hợp pháp luật xây dựng không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết.

Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới)
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Cập nhật ngày 01/11/2023)

Thương nhân phát sinh tranh chấp trong hợp đồng xây dựng

Thương nhân phát sinh tranh chấp trong hợp đồng xây dựng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 139 Luật Xây dựng 2014, quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng gồm những nội dung dưới đây:

2.1. Điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực

(i) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(ii) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014.

(iii) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014.

2.2. Quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

Điều 141. Nội dung hợp đồng xây dựng – Luật Xây dựng 2014

1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:

a) Căn cứ pháp lý áp dụng;

b) Ngôn ngữ áp dụng;

c) Nội dung và khối lượng công việc;

d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;

đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;

g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;

h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;

i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;

k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;

l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;

m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

n) Rủi ro và bất khả kháng;

o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;

p) Các nội dung khác.

2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trường hợp 02 thương nhân phát sinh tranh chấp trong hợp đồng xây dựng thì xác định luật điều chỉnh áp dụng như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO